Cho sơ đồ của phản ứng sau:
a) Cr + O2 → Cr2O3; b) Fe + Br2 → FeBr2
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
a) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Số nguyên tử Cr: số phân tử O2: số phân tử Cr2O3 = 4:3:2
b) 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3
Số nguyên tử Fe: số phân tử Br2; số phân tử FeBr2 = 2:3:2
a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?
b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?
a.
Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O
b.
Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử.
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
- Môi trường axit [H+] > 10-7 ⇒ pH < 7
- Môi trường bazơ [H+] < 10-7 ⇒ pH > 7
- Môi trường trung tính [H+] = 10-7 ⇒ pH = 7
Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.
Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.
Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.
=> kim loại ban đầu là Fe.
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 => kim loại ban đầu là Al.
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2
Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg.
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là bao nhiêu lít?
nNH3 = nHNO3 = 21%. 5. 103. 1,2 : 63 = 20 mol
H = 80% ⇒ VNH3 = 20. 22,4 : 80% = 560 lít
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.
Trong tripeptit có 2 liên kết peptit
(liên kết peptit là liên kết –CO – NH- giữa 2 đơn vị α - amino axit.
Các công thức cấu tạo của tripeptit:
Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;
Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet