Hỗn hợp hòa tan tốt trong nước dư
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan tốt trong nước là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D.  Hỗn hợp Na2O và Al2O3: Na2O + H2O --> 2NaOH 1 mol................2 mol 2NaOH + Al2O3 --> 2NaAlO2 + H2O 2 mol....... 1 mol - Dung dịch sau phản ứng chứa NaAlO2 là chất tan tốt trong nước.  Hỗn hợp Cu và Fe2(SO4)3: 2Cu + Fe2(SO4)3 --> 2CuSO4 + FeSO4 1 mol..... 0,5 mol - Dung dịch sau phản ứng chứa CuSO4; FeSO4 và Fe2(SO4)3 dư là các chất tan tốt trong nước.  Hỗn hợp KHSO4 và KHCO3: KHSO4 + KHCO3 -->K2SO4 + CO2 + H2O 1 mol.... 1 mol - Sau phản ứng thu được K2SO4 tan tốt trong nước nhưng khí CO2 ít tan trong H2O, do vậy hỗn hợp trên không hoàn toàn tan trong nước.  Hỗn hợp BaCl2 và CuSO4: BaCl2 + CuSO4 -->BaSO4(kt) + CuCl2 1 mol.... 1 mol - Sau phản ứng thu được BaSO4 kết tủa không tan trong nước.  Hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3: Fe(NO3)2 + AgNO3 -->Fe(NO3)3 + Ag 1 mol.......... 1 mol - Sau phản ứng thu được Ag kết tủa không tan trong nước. Vậy có 2 hỗn hợp có thể tan tốt trong nước dư.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm công thức axit thu gọn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 13,8 gam axit A tác dụng với 16,8 gam KOH , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,46 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của A là:​ ...


Đáp án:
  • Câu A.

    C3H6COOH

  • Câu B.

    C2H5COOH

  • Câu C.

    CH3COOH

  • Câu D.

    HCOOH

Xem đáp án và giải thích
Cho 61,20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Zn(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 mol HCl, thu được 10,08 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản thu được m gam muối khan. Biết tỉ lệ mol giữa Mg và Al2O3 tương ứng là 1 : 3. Giá trị m và phần trăm số mol của Zn(NO3)2 trong hỗn hợp X là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 61,20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Zn(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 mol HCl, thu được 10,08 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản thu được m gam muối khan. Biết tỉ lệ mol giữa Mg và Al2O3 tương ứng là 1 : 3. Giá trị m và phần trăm số mol của Zn(NO3)2 trong hỗn hợp X là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nHCl = 3,6 mol

nNO= 10,08 : 22,4 = 0,45 mol

Áp dụng BTNT H ta có : 2nH2O = nHCl => nH2O = 0,5.nHCl = 0,5.3,6 = 1,8 mol

Theo định luật BTKL ta có : mX + mHCl = mNO + m muối + mH2O

=> 61,20 + 3,6.36,5 = 0,45.30 + m muối + 18.1,8

=> m muối = 146,7 gam

Ta có nH+ pư = 4nNO + 2nO oxit => 3,6 = 4.0,45 + 2nO oxit

=>nO oxit = 0,9 mol

Từ đó ta có nAl2O3 = 0,3 => nMg = 0,1

Theo định luật BT e ta có: 2nMg + 3nAl = 3nNO

=>nAl = 23/60

=> nZn(NO3)2 = (61,20 – 0,1.24 – 27.(23/60) – 0,3.102) : 189 = 17/180

=> %nZn(NO3)2 = 9,56%

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân loại bazo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân loại bazo


Đáp án:

Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:

* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...

Xem đáp án và giải thích
Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.



Đáp án:

Al khử H2O rất khó khăn, không thu được khí H2 vì Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước. Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH,...) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.

2Al + 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2                   (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O         (2)

Hai phản ứng trên xảy ra luân phiên nhau, cho tới khi Al bị oxi hoá hết. Ở đây, kiềm giữ vai trò hoà tan màng bảo vệ Al(OH)3, tạo điều kiện cho Al khử H2O dễ dàng.




Xem đáp án và giải thích
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol.

nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.

mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…