Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là bao nhiêu?
Nguyên tử Na có 11 electron ở lớp vỏ nguyên tử, 11 proton và 12 notron trong hạt nhân.
Vì me ≈ 9,1. 10-31 kg và mn ≈ mp ≈ 1,67.10-27 kg.
me << mn và mp.
Như vậy, coi như khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là ≈ 1,0.
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đều là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).
b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.
- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :
Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới
Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới
- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.
Trong nguyên tử, lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là lớp nào?
Trong nguyên tử, lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là K.
Khi điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Khi nhỏ thêm vào một ít dung dịch CuSO4 lập tức xảy ra pư
Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu
Trong dung dịch hình thành một pin điện giữa các cực là Cu và Zn có sự dịch chuyển các dòng e trong dung dịch.
ion H+ trong dung dịch nhận các e đó và thoát ra dưới dạng khí và tốc độ pư nhanh hơn.
Hòa tan vào nước 3,38 gam hỗn hợp muối cacbonat và muối hiđrocacbonat của một kim loại hóa trị I. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,672 lít khí (đktc) bay ra. Số mol muối cacbonat trong hỗn hợp trên là bao nhiêu mol?
Bảo toàn C: nHCO3- + nCO32- = nCO2 = 0,03 mol
Gọi kim loại hóa trị I là R: R2CO3 (x mol); RHCO3 (y mol)
Ta có x + y = 0,03 mol (1)
mmuối = (2R + 60)x + (R + 61)y = 3,38 gam (2)
R + 61 < 3,38/(x + y) < 2R + 60
26 < R < 51 ⇒ R = 39 (K)
Với R = 39, giải hệ (1)(2) ⇒ x = 0,01
Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.
Đem đốt mẫu thử 4 chất rắn:
Ngọn lửa chuyển màu vàng tươi: NaNO3 và NaCl
Ngọn lửa chuyển màu tím đỏ: KNO3 và KCl
Dùng dung dịch AgNO3:
tạo kết tủa trắng → NaCl và KCl
NaCl (dd) + AgNO3 (dd) → NaNO3 (dd) + AgCl (r)
KCl (dd) + AgNO3 (dd) → KNO3 (dd) + AgCl (r)
còn lại → NaNO3 và KNO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB