Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Tìm chất béo đó?
RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)
⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5
Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Một chất mới, sự oxi hóa, đốt nhiên liệu, sự hô hấp, chất ban đầu
a) Sự tác dụng của oxi với một chất là ...
b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có ... được tạo thành từ hai hay nhiều ...
c) Khí oxi cần cho ... của người động vật và cần để ... trong đời sống và sản xuất.
a) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ một hay nhiều chất ban đầu.
c) Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tìm m?
nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12mol
⇒ ∑nAla = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3 = 1,08 mol
ntetrapeptit = 1,08/4 = 0,27 mol
⇒ m = 0,27(89.4 - 18.3) = 81,54 g
Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy theo phương trình:
2NaHCO3--t0--> Na2CO3 + H2O + CO2↑ (1)
Khối lượng giảm sau phản ứng chính là H2O và CO2
Gọi nCO2= x(mol) => nH2O= nCO2= x(mol)
Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có: mCO2 + mH2O = mhh - mrắn
=>44x + 18x = 100- 69
=> x = 0,5 => nCO2= 0,5 (mol)
Theo(1): nNaHCO3= 2nCO2= 2×0,5=1(mol)
=> mNaHCO3= 1.(23+1+12+16×3)= 84
=> % mNa2CO3= 100% -84% =16%
a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?
a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.
b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+; Pb2+
(2) Các anion NO3 - ; SO42-; PO43- ở nồng độ cao
(3) Thuốc bảo vệ thực vật
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh)
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:
Câu A.
(2); (3); (4)
Câu B.
(1); (2); (4)
Câu C.
(1); (3); (4)
Câu D.
(1); (2); (3)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB