Trong công nghiệp để xứ lí khí thải H2S người ta hấp thụ và oxi hóa H2S theo sơ đồ sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp để xứ lí khí thải H2S người ta hấp thụ và oxi hóa H2S theo sơ đồ sau:

H2S --Na2CO3→ NaHS  --O2→ S 

H2S --Fe2O3→ Fe2S3  ---O2 → S

Hãy giải thích và viết các phương trình của phản ứng xảy ra.


Đáp án:

Xử lý H2S bằng cách biến nó thành bột S không độc

2H2S + Na2CO3 → 2NaHS + CO2 + H2O

2NaHS + O2 → 2NaOH + 2S

3H2S + Fe2O3 → Fe2S3 + 3H2O

2Fe2S3 + 3O2 → 2Fe2O3 + 6S

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?


Đáp án:

nZn phản ứng = 0,007 mol ⇒ nZnS = 0,007 mol.

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn dư = (0,01 – 0,007) × 65 = 0,195g.

mZnS = 0,007 × 97 = 0,679g.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao đốt xăng đốt xăng cồn thì cháy hết còn đốt gỗ than lại còn tro ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao đốt xăng đốt xăng cồn thì cháy hết còn đốt gỗ than lại còn tro ?


Đáp án:

Khác với gỗ, than thì xăng và cồn là hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt cháy xăng và cồn chung sẽ cháy hoàn toàn tạo CO2 và hơi nước. Tuy xăng là hỗn hợp của nhiều HCB nhưng chúng đều dễ cháy. Với than và gỗ có thành phần phức tạp như xenlulozo, bán xelulozo là những hợp chất dễ cháy và có thể cháy hết, tuy nhiên ngoài thành phần trên gỗ, than còn có các khoáng vật không cháy.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.


Đáp án:

Gọi khối lượng nguyên tử của M là M.

Số mol HCl: 0,02.0,08 = 0,0016 mol;

Số mol NaOH: 0,00564.0,1 = 0,000564 mol

MCO3     +       2HCl            --->   MCl2      +      CO2           +        H2O (1)

0,000518          0,001036  = 0,0016  - 0,000564 

NaOH        +    HCl dư  ---> NaCl          +   H2O (2)

 0,000564               0,000564 

Từ (2) ⇒ nHCl dư= nNaOH = 0,000564 mol

⇒ nHCl dư(1) = (0,0016 – 0,000564) = 0,001036 mol

Từ (1) ⇒ nMCO3 = 1/2 . nHCl = 0,000518 mol

⇒ 0,000518.(M + 60) = 0,1022

⇒ M = 137 g/mol

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan đường với nước được 250 gam dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần để pha chế dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan đường với nước được 250 gam dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần để pha chế dung dịch


Đáp án:

Khối lượng đường có trong dung dịch là: mct = 250.10% = 25 gam

Khối lượng nước cần để pha chế là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 250 – 25 = 225 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch


Đáp án:

Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-

- Tiến hành TN:

    + Ống 1: Lấy dd (NH4)2CO3 cho tác dụng với dd HCl loãng, quan sát hiện tượng

    + Lần lượt cho dd (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Có khí không màu thoát ra

    + Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra

    + Ống 3: Không có hiện tượng gì

- Giải thích, PTHH:

    + Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

    + Ống 2: Có khí mùi khai do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH

    Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3            

NH4OH --t0--> NH3 + H2O

   + Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH

Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+

- Tiến hành TN:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+. Quan sát

    + Cho dd KOH (hoặc NH3) tác dụng với dd Fe3+. Để lắng kết tủa

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa

- Hiện tượng, PTHH:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu

    Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3

    + Cho dd KOH tác dụng với dd Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa trắng xanh

    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

    Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:

    2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd Cu2+

    + Thêm từ từ dd NH3 loãng

    + Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.

- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.

- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu(OH)2.

Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.

PTHH:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.

    + Thêm vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nhẹ.

- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.

- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.

PTHH:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…