Natri florua dùng làm chất bảo quản gỗ được điều chế bằng cách nung hỗn hợp canxi florua, sođa và cát. Viết phương trình hóa học để giải thích cách làm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Natri florua dùng làm chất bảo quản gỗ được điều chế bằng cách nung hỗn hợp canxi florua, sođa và cát. Viết phương trình hóa học để giải thích cách làm trên.


Đáp án:

SiO2  +  Na2CO3      ---t0--->    Na2SiO3       +            CO2

 Na2SiO3       +     CaF2   --->  2NaF         +         CaSiO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi: a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?

c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.


Đáp án:

a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.

c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.

Xem đáp án và giải thích
Viết bản tường trình  1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm. 2. Điều chế axit clohiđric. 3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

2. Điều chế axit clohiđric.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.


Đáp án:

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

- TN: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc.

Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu

- Phương trình phản ứng:

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.

- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo.

Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm

2. Điều chế axit clohiđric.

-TN: Dùng 2 ống nghiệm:

+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dd H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.

+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm

Lắp dụng cụ TN như hình 5.11 SGK Trang 120

Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.

Nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống 2. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.

Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3.

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dd AgNO3

- TN:

Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát

+ 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3.

+ ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl

Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3

+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chửa HCl

+ Ống còn lại là HNO3.

PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Xem đáp án và giải thích
Rifominh là gì? Mục đích của rifominh? Cho thí dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Rifominh là gì? Mục đích của rifominh? Cho thí dụ minh hoạ.


Đáp án:

Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hidrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.

Mục đích của rifominh là để tăng chỉ số octan

Ví dụ: Xăng được chưng cất từ dầu mỏ chứa chủ yếu là những ankan không phân nhánh vì vậy có chỉ số octan thấp, để tăng chỉ số octan người ta dùng phương pháp rifominh.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số chất và ion đóng vai trò chất khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 9

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau : - Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí. - Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí. Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau :

- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí.

- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)?


Đáp án:
  • Câu A. 4,96 gam.

  • Câu B. 8,80 gam.

  • Câu C. 4,16 gam.

  • Câu D. 17,6 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…