Bài toán về điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm


Đáp án:
  • Câu A. Cu, Al2O3, Mg.

  • Câu B. Cu, Al, MgO.

  • Câu C. Cu, Al, Mg.

  • Câu D. Cu, Al2O3, MgO Đáp án đúng

Giải thích:

CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa => Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.


Đáp án:

    ba nguyên tử nitơ ⇔ 3N

    bảy nguyên tử canxi ⇔ 7Ca

    bốn nguyên tử natri ⇔ 4Na

Xem đáp án và giải thích
Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).


Đáp án:

1 mol nguyên tử Cr chứa 6,022.1023 nguyên tử Cr

Vtinh thể = 52/7,19 = 7,23 (cm3)

Vnguyên tử Cr = 0,68.7,23/6,023.1023 = 8,16.10-24 cm3 = 4πR3/3

R = 1,25.10-8 cm = 1,25 A0

Xem đáp án và giải thích
Liên kết hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất có tinh thể phân tử là:

Đáp án:
  • Câu A. Iot, nước đá, kali clorua.

  • Câu B. Iot, naphtalen, kim cương.

  • Câu C. Nước đá, naphtalen, iot.

  • Câu D. Than chì, kim cương, silic.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm m1 gam mantozơ và m2 gam tinh bột. Chia X làm hai phần bằng nhau. - Phần 1: Hoà tan trong nước dư, lọc lấy dd mantozơ rồi cho phản ứng hết với AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. - Phần 2: Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 được 0,11 mol Ag.  Tìm  m1 và m2 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm m1 gam mantozơ và m2 gam tinh bột. Chia X làm hai phần bằng nhau.

- Phần 1: Hoà tan trong nước dư, lọc lấy dd mantozơ rồi cho phản ứng hết với AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag.

- Phần 2: Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 được 0,11 mol Ag. 

Tìm  m1 và m2 


Đáp án:

 +) Phần 1: nmantozo = 0,03. 0,5 = 0,015 mol

   +) Phần 2: Gọi số mol Glucozo do thủy phân tinh bột là x

Mantozo thủy phân tạo nGlucozo = 2nmantozo = 0,03 mol

Do đó: 2.(x + 0,03) = nAg ⇒ x = 0,025

Như vậy: m1/2 = 0,015. 342 = 5,13; m2/2 = 0,025.162 = 4,05

⇒ m1 = 10,26; m2 = 8,1

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?


Đáp án:

Những biện pháp để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường:

a) Tăng nồng độ chất phản ứng.

b) Tăng nhiệt độ của phản ứng.

c) Giảm kích thước hạt (với phản ứng có chất rắn tham gia), tốc độ phản ứng tăng.

d) Cho thêm chất xúc tác với phản ứng cần chất xúc tác. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…