Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng?


Đáp án:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu => khối lượng tăng: 64 – 56 = 8 (gam).

x gam Fe khối lượng tăng: 4,2857 – 4 = 0,2857(gam).

=>8x = 56 . 0,2857

=>x = 1,9999.

Xem đáp án và giải thích
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?


Đáp án:

Cứ 278 gam FeSO4.7H2O có 152 gam FeSO

=> 55,6 gam FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4

Khối lượng FeSO4 là mFeSO4 = 55,6.152/278 = 30,4 (gam)

Số mol FeSO4 nFeSO4 = 30,4/152 = 0,2 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít (đktc) CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi dung dịch được 33,7 gam chất rắn. Cho rằng quá trình làm bay hơi dung dịch, các chất không có sự biến đổi về mặt hóa học. Tính giá trị của x?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít (đktc) CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi dung dịch được 33,7 gam chất rắn. Cho rằng quá trình làm bay hơi dung dịch, các chất không có sự biến đổi về mặt hóa học. Tính giá trị của x?


Đáp án:

Số mol CO2 = 0,35

Số mol NaOH = 0,2 và mol KOH = 0,2x ==> mol OH- = 0,2 + 0,2x.

TH 1 : Nếu OH- dư ==> thu được muối M2CO3 ==> mol OH- > 2*mol CO2: 0,2 +0,2x >

0,7 ==> x > 2,5 ==> loại, không có đáp án

TH 2 : Nếu thu được 2 muối : M2CO3 a mol và MHCO3 b mol

CO2 + 2 MOH ---> M2CO3 + H2O

a----------------------------------a

CO2 + MOH ---> MHCO3

b----------------------b

mol C = mol CO2 = a + b = 0,35 (1)

mol M = mol MOH = 2a + b = 0,2+0,2x (2)

Bảo toàn khối lượng: 44*0,35 + 40*0,2 + 56*0,2x = 37,5 + 18a ==> 11,2x - 18a = 14,1 (3)

(1), (2). (3) => a = 0,25 và b = 0,1 và x = 1,5

Xem đáp án và giải thích
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Khi đốt cháy E ta tính được CO2: 2,17 mol; H2O: 1,52 mol Þ nO (E) = 1,04 mol

Đặt số mol của (X, Y), Z, T lần lượt là a, b, c mol Þ 2a + 2b + 4c = 1,04 (1)

và (k + 1 – 1).a – b + (2k + 2 – 1).c = 2,17 – 1,52 Þ (ka + 2kc) – b + c = 0,65 (2) với ka + 2kc =

Khi cho F tác dụng với NaOH thì: a + 2c = 0,4 (3) và Mmuối = 104,75

Þ 2 muối đó là C2H5COONa (0,15 mol) và C3H7COONa (0,25 mol)

Từ (1), (2), (3) suy ra: a = 0,16; b = 0,12; c = 0,12

Theo BTKL: 47,02 + 0,4.40 = 41,9 + 0,16.18 + 0,24.MT Þ MT = 76: C3H6(OH)2

Theo các dữ kiện tính được suy ra: X là C3HxO2 (0,03 mol) và Y là C4HyO2 (0,13 mol)

Theo BTNT H: 0,03x + 0,13y + 0,12.8 + 0,12.(x + y – 2 + 6) = 1,52.2 Þ x = y = 4

Vậy T là C2H3-COO-C3H6-OOC-C3H3 (0,12 mol) Þ %mT = 51,44%.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi khí ngừng thoát ra thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi khí ngừng thoát ra thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch?


Đáp án:

2Al + 6HCl => 2AlCl3 + 3H2

Khối lượng dung dịch giảm = mAl – mkhí = 14,4 Þ 27x – 1,5x.2 = 14,4 Þ x = 0,6

Muối thu được là AlCl3 có m = 80,1 (g)

Xem đáp án và giải thích
Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?


Đáp án:

Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết. Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hoà tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.Khi bị axit nitric loãng dây và quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngày, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo. Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp lại dẻo ?


Đáp án:

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không ta, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?


Đáp án:

Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohyđrat tạo thành chất acylamind, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, thực tràng, niêm mạc tử cung. Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc đáo hại ethinnylestradiol và bisphe – nol A có trong túi nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?


Đáp án:

Các bà nội trợ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dun dịch đặc và lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm cho đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vở làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều. Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.

Xem đáp án và giải thích

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…