Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít (đktc) CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi dung dịch được 33,7 gam chất rắn. Cho rằng quá trình làm bay hơi dung dịch, các chất không có sự biến đổi về mặt hóa học. Tính giá trị của x?
Số mol CO2 = 0,35
Số mol NaOH = 0,2 và mol KOH = 0,2x ==> mol OH- = 0,2 + 0,2x.
TH 1 : Nếu OH- dư ==> thu được muối M2CO3 ==> mol OH- > 2*mol CO2: 0,2 +0,2x >
0,7 ==> x > 2,5 ==> loại, không có đáp án
TH 2 : Nếu thu được 2 muối : M2CO3 a mol và MHCO3 b mol
CO2 + 2 MOH ---> M2CO3 + H2O
a----------------------------------a
CO2 + MOH ---> MHCO3
b----------------------b
mol C = mol CO2 = a + b = 0,35 (1)
mol M = mol MOH = 2a + b = 0,2+0,2x (2)
Bảo toàn khối lượng: 44*0,35 + 40*0,2 + 56*0,2x = 37,5 + 18a ==> 11,2x - 18a = 14,1 (3)
(1), (2). (3) => a = 0,25 và b = 0,1 và x = 1,5
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng?
Ta hoà tan một ít các mẫu phân đạm vào nước thì được 3 dung dịch muối: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào từng dung dịch:
- Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3
Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
nHCO3- = 2nCa2+ + 2n Mg2+ - nCl- = 0,2 + 0,6 – 0,4 = 0,4 mol
m muối = m HCO3- + mCa2+ + mMg2+ + mCl- = 0,1.40 + 0,3.24 + 0,4.35,5 + 0,4.61
m muối = 49,8g
Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là bao nhiêu?
Đặt số mol HCl và H2SO4 lần lượt là x và y
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ta có: nH+ = nOH- ⇒ x + 2y = 0,2
nBaSO4 = 0,05 mol, nBa(OH)2 = 0,06 mol
⇒ Ba2+ dư sau phản ứng, SO42- đã kết tủa hết
⇒ y = nBaSO4 ⇒ x = 0,1 mol
CHCl = 0,1.36.5 / 100 = 3,56%
Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2% sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.
Câu A. Anilin.
Câu B. metyl fomat
Câu C. glucozơ
Câu D. triolein
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB