Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các nhận định sau: (1) Lipit là một loại chất béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,… (3) Chất béo là các chất lỏng. (4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Các nhận định đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 1, 2, 4, 6

  • Câu B. 2, 4, 6

  • Câu C. 3, 4, 5

  • Câu D. 1, 2, 4, 5

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau: a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O. b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2 Viết những phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2

Viết những phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng :

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

Hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.

b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.

PTPỨ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho công thức hóa học một số chất như sau: a) Axit sufuhidric: H2S b) Nhôm oxit: Al2O3 c) Liti hidroxit: LiOH d) Magie cacbonat: MgCO3 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học một số chất như sau:

   a) Axit sufuhidric: H2S

   b) Nhôm oxit: Al2O3

   c) Liti hidroxit: LiOH

   d) Magie cacbonat: MgCO3

   Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.


Đáp án:

a) Trong phân tử H2S:

- Do hai nguyên tố H và S tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC

b) Trong phân tử Al2O3:

- Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC

c) Trong phân tử LiOH:

- Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Li, 1 nguyên tử O và 1 nguyên tử H liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC

d) Trong phân tử MgCO3:

- Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là?


Đáp án:

nH2S= nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol) ⇒ %VH2S = 0,1.22,4/8,96.100% = 25%

Xem đáp án và giải thích
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.


Đáp án:

- Mô tả thí nghiệm: Lắp thí nghiệm như hình vẽ

- Giải thích hiện tượng:

    + Amoniac tan nhiều trong nước tạo thành dd amoniac có tính bazo.

    + Do tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc (có pha phenolphtalein) bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọn phun thành các tia màu hồng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…