Câu hỏi lý thuyết chung về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chỉ ra chất có trong xà phòng bột :


Đáp án:
  • Câu A. Natri panmitat.

  • Câu B. Natri đođexylbenzensunfonic Đáp án đúng

  • Câu C. Natri stearat.

  • Câu D. Natri glutamat

Giải thích:

- Chất có trong xà phòng bột: natri đođexylbenzensunfonic. - Thành phần của xà phòng: natri stearat, natri panmitat, natri oleat... - Các phụ gia thường gặp là: chất màu, chất thơm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brôm, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brôm, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.


Đáp án:

Không có đồng phân nào phản ứng được với dung dịch Br2 và hiđro bromua.

Xem đáp án và giải thích
Tuỳ thuộc vào nồng độ của dung dịch HNO3, Al có thể khử HNO3 thành NO2, N2O, NO, N2, NH4NO3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tuỳ thuộc vào nồng độ của dung dịch HNO3, Al có thể khử HNO3 thành NO2, N2O, NO, N2, NH4NO3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng



Đáp án:

Các phương trình hoá học :

Al + 6HNO3→ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

8Al + 30HNO3 →8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O.




Xem đáp án và giải thích
Chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho chuỗi phản ứng sau: Etylclorua --NaOH, t0--> X --CuO, t0--> Y --Br2/xt--> Z --NaOH--> G. Trong các chất trên chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:

Đáp án:
  • Câu A. Chất X.

  • Câu B. Chất Y.

  • Câu C. Chất Z.

  • Câu D. Chất G.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định phản ứng mà C thể hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng


Đáp án:
  • Câu A. a

  • Câu B. b

  • Câu C. c

  • Câu D. d

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Eo (Zn2+/Zn ). Biết rằng EpđhoZn-Cu = 1,10 V và Eo (Cu2+/Cu ) = +0,34 V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Eo (Zn2+/Zn ). Biết rằng EpđhoZn-Cu = 1,10 V và Eo (Cu2+/Cu ) = +0,34 V


Đáp án:

Epđho = EoCu2+/Cu - EoZn2+/Zn = +1,1 V ⇒ EoZn2+/Zn = +0,34 – 1,1 = -0,76 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…