Nung m gam hỗn hợp X gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2, thu được chất rắn Yvà 0,75 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Tỉ khối của Z so với H2 là 21,6. Mặt khác, cho m gam X vào nước dư, thu được 10,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Nung m gam hỗn hợp X gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2, thu được chất rắn Yvà 0,75 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Tỉ khối của Z so với H2 là 21,6. Mặt khác, cho m gam X vào nước dư, thu được 10,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Đáp án:

nAg = 0,1 mol; Z: NO2 (0,6 mol); O2 (0,15 mol)
Bảo toàn e: 4nO2 + nFe2+= nNO2 + nAg+
=> nFe2+ = nAg+= 0,1 mol
Bảo toàn N => nAgNO3+ 2nCu(NO3)2+ 2nFe(NO3)2= 0,6
=> nCu(NO3)2= 0,15 mol
=> m= 63,2 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro. ( xem lại hình 2.6, trong SGK về phản ứng này). b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohidric đã phản ứng là 6,5g và 7,3g, khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6g. Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro. ( xem lại hình 2.6, trong SGK về phản ứng này).

   b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohidric đã phản ứng là 6,5g và 7,3g, khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6g.

   Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.


Đáp án:

a) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

   mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2

   b) mH2 = (mZn + mHCl) - mZnCl2

     = (6,5 + 7,3) – 13,6 = 0,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m


Đáp án:

Giải

Ta có: FeS2 : x mol, FeCO3: y mol, CuO: z mol và Fe2O3: t mol

Áp suất giảm 10% →  số mol khí giảm 10% = 0,54.10% = 0,054 mol

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

x-------11/4x---------------------2x

4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2

y    →     y/4                     →  y mol

→ n khí giảm = nO2 pư - (nSO2 + nCO2)= 11/4x + y/4 - (2x + y) = 0,054

→ x - y = 0,072 (1)

Khi pư với H2SO4 đặc ta có:

BTNT C → nCO2 = y mol

BT e → nSO2 = (15x +y)/2 mol

→ n khí = y + (15x + y)/2 = 1,08 mol

→ 15x + 3y = 2,16 (2)

Từ 1, 2 => x = 0,132 và y = 0,06

m = 120.0,132 +116.0,06 +80z +160t = 22.8+ 80z +160t → m - 80z - 160t  = 22,8

 %mO = 16(3.0,06 + z + 3t) = 0,152m →  0,152m - 16z - 48t = 2,88

 BTNTFe, Cu → 400.(0,132 + 0,06 + 2t)/2 + 160z = 1,8m

→ 200(0,132 + 0,06 + 2t) + 160z = 1,8

→ 1,8m - 160z - 400t = 38,4

→ m = 30g; z = 0,06; t = 0,015

Xem đáp án và giải thích
Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?


Đáp án:

Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của nguyên tố trên lần lượt là Z, N

Ta có hpt: 2Z + N = 40 & N - Z = 1 

<=> Z = 13; N = 14

Cấu hình electron của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p1

Nhận thấy electron cuối cùng điền vào phân lớp p → nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố p.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ?


Đáp án:

Trong môi trường axit protein trong thịt, cá dễ thủy phân hơn nên khi chấm và nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình nhai protein nhanh thủy phân thành các animo axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 9,12 gam este X (công thức CnH10O2), thu được H2O và 10,752 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 9,12 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng thu được ancol etylic và m gam muối. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 9,12 gam este X (công thức CnH10O2), thu được H2O và 10,752 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 9,12 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng thu được ancol etylic và m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Ta có nCO2 = 10,752/22,4 = 0,48 mol

Bảo toàn C có nC(X) = nCO2

=> 9,12/(12n + 42).n = 0,48 => n = 6 ⟹ X là C6H10O2

Thủy phân X trong KOH thu được ancol C2H5OH

=> Công thức cấu tạo của X là C3H5COOC2H5

C3H5COOC2H5 + KOH → C3H5COOK + C2H5OH

0,08 mol → 0,08 mol

=> mmuối = 0,08.124 = 9,92 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…