Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là gì?


Đáp án:

nH2O = x mol; nCO2 = y mol ⇒ 44y – 18x = 6,76g (1)

X là anken ⇒ nH2O – nCO2 = nanken ⇒ x – y = 0,1 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,43 ; y = 0,33

0,1 mol X → 0,33 mol CO2

⇒ Số C trung bình = 3,3 ⇒ 2 anken là C2H4 và C3H6.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3. a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro. b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3.

a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro.

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.


Đáp án:

a) Tổng số electron là 7, suy ra số thứ tự của nguyên tố là 7. Có 2 lớp electron suy ra nguyên tố ở chu kì 2. Nguyên tố p có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA. Đó là nitơ. Công thức phân tử hợp chất với hidro là NH3.

b) Công thức electron và công thức cấu tạo:

Xem đáp án và giải thích
Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen: a) Nhiệt độ nóng chảy b) Nhiệt độ sôi. c) Màu sắc. d) Độ âm điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen:

a) Nhiệt độ nóng chảy

b) Nhiệt độ sôi.

c) Màu sắc.

d) Độ âm điện.


Đáp án:

a) Nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần từ F2 -> I2.

b) Nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 -> I2.

c) Màu sắc đậm dần từ F2 -> I2.

d) Độ âm điện giảm dần từ F2 -> I2.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập nhận biết ion nitrat trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch HCl.

  • Câu B. Dung dịch NaOH

  • Câu C. Dung dịch BaCl2.

  • Câu D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

nFeCl3 = 32,5/162,5 = 0,2 (mol)

Bảo toàn nguyên tố Cl

2nCl2 = 3nFeCl3 ⇒ nCl2 = 0,3 (mol) ⇒ V = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.


Đáp án:

                                    NaNO2            ---> Na+           +           NO2-

                                           1                          1                              1

                                   NO2-                +          H2O                <--> HNO2        +          OH-

Trước pu:                       1

Phản ứng:                      x                                                                    x                             x

Sau pu:                       1 - x                                                                  x                             x

Ta có: Kb = (x.x)/(1-x) = 2,5.10-11

Vì x << 1 ⇒ (1 – x) ≈ 1

⇒ x.x = 2,5.10-11 = 25.10-12 ⇒ x = 5.10-6

Ta có: [OH-][H+] = 10-14

=> [H+] = 2.10-9  mol/lít

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…