Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là


Đáp án:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

nSO2 = nH2SO4 =nBaSO4 = 23,3/233 = 0,1 mol ⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây: a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4. b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2. c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

 

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

 

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

 

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.


Đáp án:

a) Axit bromhiđric, axit sunfurơ, axit photphoric, axit sunfuric.

 

b) Magie hiđroxit, sắt(III) hiđroxit, đồng(II) hiđroxit.

 

c) Bari nitrat, nhôm sunfat, natri sunfit, kẽm sunfua, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống: a) Các vật liệu polime thường là chất ....(1)...không bay hơi. b) Hầu hết các polime ...(2)...trong nước và các dung môi thông thường. c) Polime là những chất...(3)...do nhiều....(4)....liên kết với nhau. d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime ...(5)....còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime....(6)....
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống:

a) Các vật liệu polime thường là chất ....(1)...không bay hơi.

b) Hầu hết các polime ...(2)...trong nước và các dung môi thông thường.

c) Polime là những chất...(3)...do nhiều....(4)....liên kết với nhau.

d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime ...(5)....còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime....(6)....





Đáp án:

(1) rắn; (2) không tan; (3) có phân tử khối rất lớn; (4) mắt xích; (5) tổng hợp; (6) thiên nhiên.

 




Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức của este dựa vào phản ứng xà phòng hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo CH3COONa và C2H5OH:


Đáp án:
  • Câu A. HCOOCH3.

  • Câu B. CH3COOCH3.

  • Câu C. HCOOC2H5.

  • Câu D. CH3COOC2H5.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohidric

- Tiến hành TN:

   + Điều chế Cu(OH)2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4, gạn lấy kết tủa thu được Cu(OH)2 ).

   + Bỏ vào 4 ống nghiệm các chất rắn:

ống 1: 1 ít Cu(OH)2 màu xanh; ống 2: 1 ít bột CuO màu đen ; ống 3: 1 ít bột CaCO3 màu trắng; ống 4: 1 viên kẽm

   + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ít dd HCl, lắc nhẹ.

- Hiện tượng, giải thích:

   + ống 1: lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch CuCl2 màu xanh.

PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

   + ống 2: CuO màu đen chuyển thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với CuO tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

   + ống 3: chất bột tan, xuất hiện bọt khí

Do HCl đã hòa tan CaCO3 tạo khí CO2

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

   + ống 4: kẽm tan, xuất hiện bọt khí

HCl đã hòa tan Zn tạo khí H2

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Gia-ven.

Bỏ tiếp vào ống nghiệm 1 miếng vải hoặc giấy màu

- Hiện tượng: Miếng giấy màu bị mất màu

- Giải thích: Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên đã làm mất màu miếng giấy.

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

- Tiến hành TN: Cho vào 4 bình nhỏ

Bình 1: dung dịch NaBr, bình 2: dung dịch HCl, bình 3: dung dịch NaI, bình 4: dung dịch NaCl.

   + Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử

   + Bước 2: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 lần lượt vào các bình

- Hiện tượng:

   + Sau khi nhúng quỳ tím nhận thấy bình 2 quỳ tím chuyển thành màu đỏ, các bình còn lại quỳ tím không đổi màu

   + Sau khi nhỏ AgNO3 vào 3 bình còn lại thấy:

• Bình 1: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

• Bình 3: Xuất hiện kết tủa vàng nâu

• Bình 4: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích

   + HCl là axit nên làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

   + AgNO3 đã phản ứng với các muối NaBr, NaI, NaCl cho các kết tủa có màu khác nhau:

AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng nâu

PTHH:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr ↓vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI ↓vàng nâu + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
ãy điền tên 2 loại đồ uống vào chỗ trống trong các câu sau: a) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất vô cơ. b) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất hữu cơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

ãy điền tên 2 loại đồ uống vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất vô cơ.

b) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất hữu cơ.


Đáp án:

a) Nước khoáng và sođa

b) Nước cam và cà phê

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…