Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
Câu A. 1,500
Câu B. 0,960.
Câu C. 1,200. Đáp án đúng
Câu D. 1,875.
Phản ứng : nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n ; Bảo toàn khối lượng : metilen pứ =mPE ; Do H% = 80% => mPE = 80%.mEtilen = 1,2 tấn. Đáp án C
Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết
Câu A. số khối A.
Câu B. số hiệu nguyên tử Z
Câu C. nguyên tử khối của nguyên tử.
Câu D. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân.
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).
- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).
- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.
Câu A. BaCl2 , AgNO3, quỳ tím
Câu B. AgNO3, quỳ tím, NaOH
Câu C. NaOH, quỳ tím, Na2CO3
Câu D. NaOH, BaCl2, Na2CO3
Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.
RCHO + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ RCOOH + 2Ag
Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)
Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M
Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
nNO tổng = 0,07 mol
nCu = 0,0325 mol
Bảo toàn electron:
2nFe + 2nCu = 3nNO
→ nFe = 0,0725 mol
→ mFe =0,0725.56= 4,06 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet