Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?


Đáp án:

Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong một lit nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho thức ăn lâu ôi thiu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a) Na2CO3 + Ca(NO3)2 b) FeSO4 + NaOH (loãng) c) NaHCO3 + HCI d) NaHCO3 + NaOH e) K2CO3 + NaCI g) Pb(OH)2 (r) + HNO3 h) Pb(OH)2 (r) + NaOH i) CuSO4 + Na2S
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a) Na2CO3 + Ca(NO3)2

b) FeSO4 + NaOH (loãng)

c) NaHCO3 + HCI

d) NaHCO3 + NaOH

e) K2CO3 + NaCI

g) Pb(OH)2 (r) + HNO3

h) Pb(OH)2 (r) + NaOH

i) CuSO4 + Na2S


Đáp án:

Phương trình ion rút gọn:

a) Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓

b) Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 ↓

c) HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O

d) HCO3- + OH- → H2O + CO32-

e) Không có phương trình ion rút gọn.

g) Pb(OH)2 (r) + 2H+ → Pb2+ + 2H2O

h) H2PbO2 (r) + 2OH- → PbO22- + 2H2O

i) Cu2+ + S2- → CuS ↓

Xem đáp án và giải thích
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:


Đáp án:
  • Câu A. Polime là những chất có phân tử khối lớn.

  • Câu B. Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.

  • Câu C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.

  • Câu D. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án và giải thích
Độ tan (S) của một chất trong nước là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ tan (S) của một chất trong nước là gì?


Đáp án:

- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.


Đáp án:

Cho quỳ tím vào từng ống: ống màu xanh là dung dịch NH3; hai ống có màu hồng là NH4Cl và (NH4)2SO4; ống không có hiện tượng gì là Na2SO4.

Cho Ba(OH)2 vào hai ống làm hồng quỳ tím. Nếu thấy ống nào có khí bay ra mùi khai là NH4Cl, ống vừa có khí bay ra mùi khai vừa có kết tủa là (NH4)2SO4.

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl+ 2NH3 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Để thủy phân hết 6,24 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức mạch hở (tạo ra từ một axit cacboxylic và hai ancol) và một este ba chức mạch hở thì cần dùng vừa hết 64 ml dung dịch NaOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 5,152 lít CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O.  Tìm a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để thủy phân hết 6,24 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức mạch hở (tạo ra từ một axit cacboxylic và hai ancol) và một este ba chức mạch hở thì cần dùng vừa hết 64 ml dung dịch NaOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 5,152 lít CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O.  Tìm a?


Đáp án:

Có nCO2 = 5,152/22,4 = 0,23 mol, nH2O = 4,68/18 = 0,26 mol, nNaOH = 0,064a mol

→ nNa2CO3 = 0,032a mol

Có nCOO = nNaOH = 0,064 a mol → nO(X) = 2.0,064a = 0,128a

Bảo toàn nguyên tố C → nC(X) = 0,23 + 0,032a mol

Bảo toàn nguyên tố H → nH(X) = 0,26.2 - 0,064a = 0,52- 0,064a

Có 6,24 = mC + mH + mO → 6,24 = 12.( 0,23 + 0,032a) + 0,52 - 0,064a + 0,128a

→ a = 1,25

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…