Câu A. Sắt
Câu B. Vonfram Đáp án đúng
Câu C. Kẽm
Câu D. Đồng
Chọn B. - Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp là thủy ngân (Hg) nóng chảy ở -39 độ C và kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cao nhất là vonfram (W) nóng chảy ở 3410 độ C.
Hỗn hợp X gồm 4 este đều đơn chức. Để phản ứng hết 57,52 gam hỗn hợp X cần dùng tối đa 300 gam dung dịch KOH 12,88% thu được dung dịch Y và a gam hỗn hợp Z gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp Z, thu được 28,6 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Đốt Z → n CO2 = 0,65; nH2O = 1,1 => nO = nZn = nH2O - nCO2 = 0,45 mol
mZ = mC + mH + mO = 17, 2;n KOH = 0,69 => nZ => X gồm este của ancol (0,45) và este của phenol
(0,12) => nH2O = 0,12
BTKL: mX + mKOH = mZ + mH2O + mmuối => mmuối = 76,8 gam
Photpho có mấy dạng thù hình quan trọng nhất?
Photpho có 2 dạng thù hình quan trọng nhất: photpho đỏ và photpho trắng
Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.
Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.
Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.
Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.
Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.
Cho các công thức sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Tìm công thức oxit viết sai
Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO
Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO
Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O
C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2
=> không có công thức oxit NaO và CO3.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
Câu B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn Clo.
Câu C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hóa -1,flo và clo còn có số oxi hóa +1, +3,+5, +7.
Câu D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet