Giải thích vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta lại gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần vỏ ngâm dưới nước biển).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta lại gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần vỏ ngâm dưới nước biển).



Đáp án:

Để chống lại sự ăn mòn vỏ tàu bằng thép ngâm trong nước biển, người ta gắn những tấm kẽm ở nhiều chỗ trên thân tàu. Các pin Zn - Fe được tạo thành, Fe (vỏ tàu) đóng vai trò là catot, không bị ăn mòn, còn Zn là anot bị ăn mòn thay cho Fe.

 



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy điền những cụm từ cho dưới đây vào các chỗ trống trong các câu sau: a) Phân tử hiđrocacbon no chỉ có các … (1) … bền vững, vì thế chúng … (2) … ở điều kiện thường. Trong phân tử … (3) … không có … (4) … đặc biệt nào, nên khi tham gia phản ứng thì thường tạo ra … (5) … sản phẩm. A: hiđrocacbon no B: tương đối trơ C: liên kết δ D: trung tâm phản ứng b) Ở … (6) … có những … (7) …, đó là những … (8) …, chúng gây nên những … (9) … cho iđrocacbon không no. A: trung tâm phản ứng B: hiđrocacbon không no C: phản ứng đặc trưng D: liên kết π C) Ở vòng benzen, 6 electron p tạo thành … (10) … chung, do đó bền hơn các … (11) … riêng rẽ, dẫn đến tính chất đặc trưng của … (12) … là: tương đối …(13)…, khó cộng, bền vững đối với tác nhân oxi hoá. A: liên kết π B: hiđrocacbon thơm C: hệ electron π liên hợp D: dễ thế
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền những cụm từ cho dưới đây vào các chỗ trống trong các câu sau:

a) Phân tử hiđrocacbon no chỉ có các … (1) … bền vững, vì thế chúng … (2) … ở điều kiện thường. Trong phân tử … (3) … không có … (4) … đặc biệt nào, nên khi tham gia phản ứng thì thường tạo ra … (5) … sản phẩm.

A: hiđrocacbon no

B: tương đối trơ

C: liên kết δ

D: trung tâm phản ứng

b) Ở … (6) … có những … (7) …, đó là những … (8) …, chúng gây nên những … (9) … cho iđrocacbon không no.

A: trung tâm phản ứng

B: hiđrocacbon không no

C: phản ứng đặc trưng

D: liên kết π

c) Ở vòng benzen, 6 electron p tạo thành … (10) … chung, do đó bền hơn các … (11) … riêng rẽ, dẫn đến tính chất đặc trưng của … (12) … là: tương đối …(13)…, khó cộng, bền vững đối với tác nhân oxi hoá.

A: liên kết π

B: hiđrocacbon thơm

C: hệ electron π liên hợp

D: dễ thế


Đáp án:

a) Liên kết δ/ tương đối trơ/ hidrocacbon no/ trung tâm phản ứng/ nhiều.

b) Hidrocacbon không no/ liên kết π/ trung tâm phản ứng/ phản ứng đặc trưng.

c) Hệ electron π liên hợp/ liên kết π/ hiđrocacbon thơm/ dễ thế.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?


Đáp án:

∑nH+ = 0,2.0,2 + 0,2.2a = 0 ,02 + 0,4a (mol)

∑ne cho = 0,01.3 + 0,05.2 + 0,03.2 = 0,19 (mol)

Ta có: ne cho = ne nhận = nH+

=> 0,02 + 0,4a = 0,19 → a = 0,425

Xem đáp án và giải thích
Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì. Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì.

Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.





Đáp án:

Ngâm thuỷ ngân lẫn các tạp chất Zn, Sn, Pb trong dung dịch Hg(NO3)2 dư. Các tạp chất bị hoà tan, tạo thành dung dịch các muối và kim loại thuỷ ngân. Lọc bỏ dung dịch, được thuỷ ngân.

Trong những phản ứng này, Hg2+ là chất oxi hoá, các kim loại là những chất khử.




Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?


Đáp án:

Gọi CTPT của A là: CxHyOz

CxHyOz + (x + y/4 + z/2) O2 → x CO2 + y/2 H2O

Theo đề bài ta có:

32. (x + y/4 + z/2) = 8. 16z => 4x + y = 18z (1)

44x/9y = 22/9 => y = 2x (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 3z

⇒x : y : z = 3z : 6z : z = 3 : 6 : 1 ⇒ CTĐG: C3H6O

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO2 0,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO2 0,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.


Đáp án:

Xét 1 lít dung dịch HNO2

                                HNO2             <---> H+                 +                NO2-

Trước điện li:               0,1                          0                                       0

Điện li:                         x                             x                                       x

Sau điện li:                0,1 - x                       x                                        x

Ta có:              K = ([H+].[NO2-]) : [HNO2] = 4,0.10-4

=> (x.x)/(0,1 - x) = 4,0.10-4

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.4.10-4 = 40.10-6 ⇒ x = 6,32.10-3.

⇒ [H+] = 6,32.10-3 mol/ lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…