Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X bất kì, nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là ancol no, đơn chức, mạch hở. (2) Tơ nilon – 6,6 và tơ visco đều là tơ tổng hợp. (3) CH3COOH và H2NCH2CH2NH2 có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau. (4) Các chất: CHCl=CHCl, CH3CH=CHCH2OH, CH3CH=CHCOOH đều có đồng phân hình học. Những phát biểu sai là

Đáp án:
  • Câu A. (2), (3).

  • Câu B. (1), (3), (4).

  • Câu C. (1), (2), (3). Đáp án đúng

  • Câu D. (1), (2), (4).

Giải thích:

(1) Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X bất kì, nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là ancol no, đơn chức, mạch hở. => Sai . X có thể đa chức. (2) Tơ nilon – 6,6 và tơ visco đều là tơ tổng hợp. => Sai. Tơ visco là tơ nhân tạo. (3) CH3COOH và H2NCH2CH2NH2 có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau. => Sai. Vì chúng không cùng CTPT. (4) Các chất: CHCl=CHCl, CH3CH=CHCH2OH, CH3CH=CHCOOH đều có đồng phân hình học. => Đúng =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?


Đáp án:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của hợp chất sắt (III)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3OH

  • Câu B. CH3COOH

  • Câu C. CH3NH2

  • Câu D. CH3COOCH3

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt nơtron?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt nơtron?


Đáp án:

Gọi các hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 nên p + n + e = 40 (1)

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e thay vào (1) ta được:

2p + n = 40 (2)

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 nên:

(p + e) – n = 12 hay 2p – n = 12 (3)

Từ (2) và (3) ta sử dụng máy tính giải hệ phương trình được: p = 13 và n = 14.

Vậy X có 14 nơtron trong nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập nhận biết ion nitrat trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch HCl.

  • Câu B. Dung dịch NaOH

  • Câu C. Dung dịch BaCl2.

  • Câu D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

   + Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

   + Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

   + Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

   + Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…