Lý thuyết về phản ứng xà phòng hóa của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?


Đáp án:
  • Câu A. C17H35COONa Đáp án đúng

  • Câu B. C17H33COONa

  • Câu C. C15H31COONa

  • Câu D. C17H31COONa

Giải thích:

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và C17H35COONa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định công thức cấu tạo este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C5H10O2 với dung dịch NaOH thu được C2H5COONa và ancol Y. Y có tên là


Đáp án:
  • Câu A. Ancol Etylic

  • Câu B. Ancol Propyolic

  • Câu C. Ancol isopropyolic

  • Câu D. Ancol Metylic

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2=  0,025 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)

→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là gì?


Đáp án:

nC = nCO2 = nBaCO3 = 0,15 mol

mgiảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) = 19,35

⇒ mCO2 + mH2O = 10,2 g

mH2O = 10,2 – 0,15.44 = 3,6 (gam) → nH2O = 0,2 mol; ⇒ nH = 0,4 mol

nC : nH = 0,15 : 0,4 = 3 : 8 → CTPT: C3H8

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm a?


Đáp án:

    Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.

  Ta có: ∑necho = ∑ne nhận ⇒ 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375

    ⇒ a = 0,6625 mol

Xem đáp án và giải thích
Có 5 dung dịch muối là: NaCl,CuCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3. Trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch muối trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 dung dịch muối là: . Trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch muối trên



Đáp án:

- Cation Cu2+ trong dung dịch có màu xanh.

- Cho dung dịch kiềm, thí dụ dung dịch NaOH vào các dung dịch còn lại

+ Có kết tủa trắng keo, tan trong dung dịch NaOH dư là dung dịch có chứa cation Al3+:

+ Có kết tủa nâu đỏ là dung dịch có chứa cation :

+ Có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ là dung dịch có chứa cation Fe2+:

   (trắng xanh)

(nâu đỏ)




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66Xoilac Tv
Loading…