Đặc điểm của este là :
Câu A. Sôi ở nhiệt độ cao hơn các axit cacboxylic tạo nên este đó.
Câu B. Các este đều nặng hơn nước.
Câu C. Có mùi dễ chịu, giống mùi quả chín. Đáp án đúng
Câu D. Cả A, B, C.
Đặc điểm của este là : - Có mùi dễ chịu, giống mùi quả chín. - Giữa các phân tử este không có liên kết hidro vì vậy este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancolco1 cùng số nguyên tử C. - Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước. - Các este thường có mùi thơm dễ chịu như isoamyl axetat có mùi chuối chín...
Dẫn 1 luồng H2 qua 14,4g Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xong được 12g rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 loãng dư được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của V là:
Câu A. 2,24 lít
Câu B. 2,89 lít
Câu C. 1,86 lít
Câu D. 1,792 lít
Hòa tan hết 14 gam hỗn hợp X gồm MgO và CaCO3 bằng 500 gam dung dịch HCl x % ( vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x là
nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol
=> nMgO = (mX - mCaCO3)/40 = 0,1 mol
nHCl = 2nCaCO3 + 2nMgO = 0,4 mol
=> C%HCl = x = 0,4.36,5/500 = 2,92%
Xác định điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong những hợp chất ion sau: BaO, K2O, CaCl2, AlF3, Ca(NO3)2.
Điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử là:
Ba = 2+ ; O = 2-; K=l+; Ca = 2+; Cl = 1-; Al = 3+; F= 1-; NO3 = 1-
Xà phòng hóa hoàn toàn 9,7 gam hỗn hợp hai este đơn chức X, Y cần 150ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X, Y?
Ta có
neste = nNaOH = 0,15 mol.
Meste trung bình = 9,7/0,15 = 64,6 g/mol
=> Có 1 este là HCOOCH3 (M = 60).
Mặt khác sau phản ứng thu được một muối duy nhất và 2 ancol đồng đẳng kế tiếp => este còn lại là HCOOCH2CH3.
=> HCOOCH3 và HCOOCH2CH3
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.
Thí nghiệm | Nồng độ axit | Nhiệt độ (ºC) | Sắt ở dạng | Thời gian phản ứng xong (s) |
1 | 1M | 25 | Lá | 190 |
2 | 2M | 25 | Bột | 85 |
3 | 2M | 35 | Lá | 62 |
4 | 2M | 50 | Bột | 15 |
5 | 2M | 35 | Bột | 45 |
6 | 3M | 50 | Bột | 11 |
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:
a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO4 .
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet