Chất nào sau đây không phải amin bậc một?
Câu A. C2H5NHCH3. Đáp án đúng
Câu B. CH3NH2.
Câu C. C6H5NH2.
Câu D. C2H5NH2.
Amin bậc 1 là amin chỉ có 1 nhóm hidrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3. Đáp án A
Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Xác định kim loại đó?
Gọi kim loại cần tìm là R.
Các phương trình hóa học
R + H2SO4 → RSO4 +H2 (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)
Số mol H2SO4 là nH2SO4 = 0,15.0,5 = 0,075 (mol);
Số mol NaOH là nNaOH = 0,03.1 = 0,03 (mol)
Số mol H2SO4 phản ứng (1) là:
nH2SO4 (1) = nH2SO4 - nH2SO4 (2) = 0,075 - 0,03/2 = 0,06 (mol)
Từ (1) => nR = nH2SO4 (1) = 0,06 mol => MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24 (g/mol)
Vậy R là Mg.
Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Đun sôi 4,4 g X với 200 g dung dịch NaOH 3% đến khi phan ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X
nNaOH= (mol
→ Công thức phân tử của X là C4H8O2.
→ n X = 0,05 mol.
Đặt CTHH của X dạng RCOOR’
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
nX = n NaOH (pư) = 0,05 mol
→ n NaOH (dư) = 0,1 mol
→ Chất rắn thu được gồm RCOONa 0,05 mol và NaOH dư 0,1 mol
m RCOONa = m c/r – m NaOH(dư)= 4,1 g → M RCOONa= 82 → M R = 15
→ CTCT của X là CH3COOC2H5
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là gì?
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.
Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein
Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra
Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu
Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit
Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là?
Xét dung dịch X: có 0,01 mol AgNO3 và 0,1x mol Cu(NO3)2
Xét chất rắn Z ; khối lượng Z lớn hơn khối lượng bạc có thể tạo thành (2,58 > 0,01.108). Vậy trong Z ngoài Ag còn có kim loại khác ( Cu hoặc Cu và Fe).
Các quá trình nhường e: Fe → Fe2+ + 2e
Các quá trình nhận e: Ag+ + 1e → Ag
Cu2+ + 2e → Cu
Trường hợp 1: Z gồm 2 kim loại Ag và Cu, vậy Fe đã phản ứng hết
Gọi số mol Cu2+ đã phản ứng là a.
Bảo toàn e: số mol e do sắt nhường = số mol e do Ag+ và Cu2+ nhận
[2. 1,68]/56 = 0,01 + 2a => a = 0,025 mol
Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0,01 + 64.0.025 = 2,68 ≠2,58. Trường hợp này không xảy ra.
Trường hợp 2: Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe. Như vậy Ag+ và Cu2+ đã phản ứng hết, Fe dư.
Gọi số mol sắt đã phản ứng là b.
Bảo toàn e: 2b = 0,01 = 2.0,1x (1)
Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0.01 + 64.0,1x + (1,68-56b) = 2,58 (2)
Giải phương trình (1) và (2) ta được: b = 0,0175 và x= 0,125.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet