Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là?


Đáp án:

Xét dung dịch X: có 0,01 mol AgNO3 và 0,1x mol Cu(NO3)2

Xét chất rắn Z ; khối lượng Z lớn hơn khối lượng bạc có thể tạo thành (2,58 > 0,01.108). Vậy trong Z ngoài Ag còn có kim loại khác ( Cu hoặc Cu và Fe).

Các quá trình nhường e: Fe → Fe2+ + 2e

Các quá trình nhận e: Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Trường hợp 1: Z gồm 2 kim loại Ag và Cu, vậy Fe đã phản ứng hết

Gọi số mol Cu2+ đã phản ứng là a.

Bảo toàn e: số mol e do sắt nhường = số mol e do Ag+ và Cu2+ nhận

[2. 1,68]/56 = 0,01 + 2a  => a = 0,025 mol

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0,01 + 64.0.025 = 2,68 ≠2,58. Trường hợp này không xảy ra.

Trường hợp 2: Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe. Như vậy Ag+ và Cu2+ đã phản ứng hết, Fe dư.

Gọi số mol sắt đã phản ứng là b.

Bảo toàn e: 2b = 0,01 = 2.0,1x (1)

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0.01 + 64.0,1x + (1,68-56b) = 2,58 (2)

Giải phương trình (1) và (2) ta được: b = 0,0175 và x= 0,125.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng: a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa. b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng:

a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa.

b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.


Đáp án:

a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa

(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag,… còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.

3Fe + 2O2 → Fe3O4

2Ag + O3 → Ag2O + O2

(2) Tác dụng với phi kim

Oxi, ozon tác dụng với các nguyên tố phi kim (trừ halogen)

4P + 5O2 → 2P2O5

2C + 2O3 → 2CO2 + O2

 

(3) Tác dụng với hợp chất

Oxi và ozon tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi

Ozon là một trong số những chất có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn O2

- O2 không oxi hóa được Ag, nhưng O3 oxi hóa Ag thàn Ag2O:

2Ag + O3 → Ag2O + O2

- O2 không oxi hóa được I- nhưng O3 oxi hóa I- thành I2.

2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2

Giải thích:

- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. nguyên tố oxi có độ âm điện lớn (3,5), chỉ kém flo (4). Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim rất hoạt động có tính oxi hóa mạnh

- So với phân tửu O2, phân tử O3 rất kém bền, dễ biến đổi phân hủy

O3 → O2 + O; 2O → O2

Oxi dạng nguyên tửu hoạt đồng hóa học mạnh hơn oxi ở dạng phân tử cho nên ozzon hoạt động hơn oxi.

 

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).

Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:

(p + e) = 2n hay p = n (3)

Thay (3) vào (2) được p = n = 12.

Vậy số hạt proton của X là 12.

Xem đáp án và giải thích
Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE?


Đáp án:

PE là (CH2-CH2)n có M = 420000 = 28n

⇒ n = 15.000 (hệ số polime hóa)

Xem đáp án và giải thích
Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau: a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy. b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau:

a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy.

b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.

 

Đáp án:

Cách b là cách làm đúng vì khi chưa cho nước đá vào, đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc chưa bị hạ xuống (Nhiệt độ càng cao càng dễ tan).

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Tìm mối liên hệ giữa h, a và b 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Tìm mối liên hệ giữa h, a và b 


Đáp án:

Hiệu suất thủy phân là h thì số mol glucozo sau phản ứng là 2.a.h và số mol mantozo dư là a(1-h).

⇒ Số mol Ag là: b = 2.2.a.h + 2.a.(1-h) ⇒ b = 2ah + 2a

⇒ h = (b-2a)/2a

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…