Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa dược không? Tính hệ số polimc hóa của PE, PVC và xenlulozơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420.000, 250.000, 1.620.000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa dược không? Tính hệ số polimc hóa của PE, PVC và xenlulozơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420.000, 250.000, 1.620.000.


Đáp án:

Số các đơn vị mắt xích liên kết với nhau trong phân tử polime :

Nói chung không thể xác định chính xác hệ số polime hóa do phân tử khối của polime là không xác định

PE:

28n = 420000 → n = 15000

PVC:

625n = 250000 → n = 4000

Xenlulozo (C6H10O5)n 162n = 1620000 → n = 10000

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị của a: b?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị của a: b?


Đáp án:

X có dạng CnH2n-2O2 và Y có dạng CmH2m-4O4, lại cho 2 ancol đồng đẳng kế tiếp

→ 2 ancol no, đơn chức, mạch hở.

Ta có: x = y + 0,2 → x – y = 0,2 = nX + 2nY → n2 ancol = 0,2mol

Gọi ancol là ROH (0,2 mol) → nH2 = 0,1 → mbình tăng = mancol – mH2

→ 6,76 = 0,2. (R + 17) – 0,2 → R = 17,8

→ 2 ancol CH3OH (z mol) và C2H5OH (t mol)

→ z + t = 0,2 và 32z + 46t – 0,2 = 6,76 → z = 0,16 và t = 0,04

Do nX > nY , ta xét 2 trường hợp sau:

TH1: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi C2H5OH

Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,16 mol); C8H12O4(0,04 mol); CH2 (x mol)

Có mhỗn hợp = 16,64 → x < 0 (loại)

TH2: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi cả 2 ancol.

Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,12 mol); C7H10O4(0,04 mol); CH2 (x mol)

(do chia mất CH3OH vào 2 ancol)

Có mhỗn hợp = 16,64 → x = 0

→ X là C2H3COOCH3 (0,12 mol) và Y là CH3OOC-C2H2-COOC2H5 (0,04 mol)

→ muối thu được là C2H3COONa (0,12 mol) và C2H2(COONa)2 (0,04 mol)

→ mC2H3COONa = 11,28 và mC2H2(COONa)2 = 6,4

(nhận thấy các đáp án. a:b đều > 1)

→ a = mC2H3COONa = 11,28 và b = mC2H2(COONa)2 = 6,4

→ a: b = 11,28/6,4 = 1,7625

Xem đáp án và giải thích
Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.


Đáp án:

Tùy theo vị trí tương hỗ của hai nối đôi, người ta chia ankađien thành ba loại.

Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau ít nhất hai nối đơn.

Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2: hexa-1,5-đien.

Ankađien có hai nối đôi liền nhau.

Ví dụ: CH2=C=CH2: propa-1,2-đien.

Ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn (ankađien liên hợp)

Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2: Buta-1,3-đien.

Xem đáp án và giải thích
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82g sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82g sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu?


Đáp án:

C6H12O6 + H2 → C6H14O6

180 ← 182 (gam)

1,82. 180/182: 80% = 2,25g ← 1,82 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư. a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học. b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.

a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.

b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.


Đáp án:

a. Khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch HgSO4 có các phản ứng

HgSO4 + Zn → ZnSO4 + Hg

HgSO4 + Sn → SnSO4 + Hg

HgSO4 + Pb → PbSO4 + Hg

Như vậy các tạp chất Zn, Sn, Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.

b, Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3. Sẽ có các phản ứng xảy ra:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag↓

Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag↓

Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng. (b) Cho Fe vào dung dịch KCl. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (d) Đốt dây sắt trong Cl2. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng.              

     (b) Cho Fe vào dung dịch KCl.

     (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.               

     (d) Đốt dây sắt trong Cl2.

     (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là


Đáp án:

Thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là (a), (e).

(a) Fe dư  + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 => tạo muối FeSO4  

(e) Fe3O+ 4H2SO4 → FeSO+ Fe2(SO4)+ 4H­2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…