Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)
Gỗ -35%→ glucozơ -80%→ ancol etylic -60%→ Butađien-1,3 -100%→ Cao su Buna
Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?
H% chung = 35% x 80% x 60% x 100% = 16,8%; mXenlulozơ = 1. 50% = 0,5 tấn
Gỗ (C6H10O5)n → Cao su Buna (-CH2 – CH = CH – CH2-)n
162n tấn → 54n tấn
1. (162/54) : 16,8% = 125/7 ←H = 16,8%- 1 (tấn )
mgỗ = 125/7 : 50% = 35,714 tấn
Vì sao etilen là hóa chất hữu cơ được sản xuất với sản lượng lớn nhất?
Etilen là ngày nay được dùng làm nguyên liệu quan trọng trong sản xuất polime và nhiều hóa chất cơ bản khác nên được sản xuất với sản lượng lớn.
Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
Câu A. Giá trị của x là 0,075
Câu B. X có phản ứng tráng bạc
Câu C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%.
Câu D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.
Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.
d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.
Một este đơn chức có % O = 37,21%. Số đồng phân của este mà sau khi thủy phân chỉ cho một sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương là
Este đơn chức ⇒ Chứa 2 nguyên tử oxi
⇒ Meste = 32/0,3721 = 86
⇒ Este là C4H6O2
⇒ Các đồng phân thỏa mãn: HCOOCH2-CH=CH2; HCOOC(CH3)=CH2; CH3COOCH=CH2
Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.
b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?
1 mol CuSO4.5H2O (250 g) có 1 mol CuSO4 (160 g)
⇒ 58 g CuSO4.5H2O có 0,232 mol CuSO4
a. CM CuSO4 = 0,232 : 0,5 = 0,464 M
b. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Hiện tượng: mạt sắt tan dần, màu xanh của dung dịch nhạt dần có chất màu đỏ xuất hiện
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe → Fe2+ + 2e
Fe là chất khử
Cu2+ + 2e → Cu
Cu2+ là chất oxi hóa
* Theo phương trình phản ứng :
1 mol Fe(56) phản ứng với 1 mol CuSO4 tạo ra 1 mol Cu(64) khối lượng tăng 8 g.
⇒ Fe phản ứng với 0,232 mol CuSO4 tạo ra 0,232 mol Cu(64) khối lượng tăng 1,856 g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB