Hỗn hợp bột A có 3 kim loại Fe, Ag và Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch H chỉ chứa một chất, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy chỉ có sắt và đồng trong hỗn hợp tan hết và còn lại một khối lượng Ag đúng bằng khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp. a. Hãy dự đoán chất B. b. Nếu sau khi phản ứng kết thúc, thu được khối lượng Ag nhiều hơn khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A thì chất có trong dung dịch B có thể là chất nào? Viết tất cả các phương trình hóa học.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp bột A có 3 kim loại Fe, Ag và Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch H chỉ chứa một chất, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy chỉ có sắt và đồng trong hỗn hợp tan hết và còn lại một khối lượng Ag đúng bằng khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp.

a. Hãy dự đoán chất B.

b. Nếu sau khi phản ứng kết thúc, thu được khối lượng Ag nhiều hơn khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A thì chất có trong dung dịch B có thể là chất nào?

Viết tất cả các phương trình hóa học.


Đáp án:

a. Chất trong hỗn hợp B có khả năng hòa tan Fe, Cu mà không hòa tan Ag cũng không sinh ra Ag ⇒ là muối sắt (III).

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

b. Nếu lượng bạc sau phản ứng nhiều hơn tức là phản ứng có sinh ra Ag vậy chất trong B là AgNO3.

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Có thể Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dd KMnO4. (2) Sục khí SO2 vào dd H2S. (3) Sục hỗn hợp khí NO2, O2 vào nước. (4) Cho MnO2 vào dd HCl đặc, nóng. (5) Cho Fe2O3 vào dd H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho SiO2 vào dd HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml nước brom

    + Cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen

    + Cho vào ống thứ hai 5 giọt dầu thông

    + Cho vào ống thứ ba 5 giọt hexan

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống 1: Dung dịch tách lớp: Lớp chất lỏng phía trên là dung dịch brom trong benzen có mày vàng, lớp dưới là nước không màu.

Do benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.

    + Ống 2: Dung dịch brom bị mất màu da cam

Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.

    + Ống 3: Dung dịch tách lớp và không đổi màu.

Do hexan không tác dụng với nước brom.

Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm A: mẩu I2, ống nghiệm B: 2ml dd KMnO4 loãng, ống nghiệm C: 2 ml nước brom

    + Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml toluen

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống A: Khi nhỏ toluen vào ống nghiệm chứa I2, lắc kĩ, để yên thấy dung dịch có màu tím nâu.

Do I2 đã tan trong toluen.

    + Ống B: Dung dịch tách lớp: Lớp toluen không màu nổi lên trên, lớp KMnO4 màu tím ở phía dưới.

Do toluen không phản ứng với dd KMnO4 ở nhiệt độ thường.

    + Ống C: Dung dịch phân lớp: Toluen hòa tan trong brom tạo thành lớp chất lỏng màu vàng nhạt nổi phía trên. Dung dịch nước brom ở phía dưới bị nhạt màu.

Xem đáp án và giải thích
Vận dụng lý thuyết về chất béo để giải quyết tình huống thực tế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện phản ứng ?


Đáp án:
  • Câu A. Đehirđro hoá

  • Câu B. Xà phòng hoá

  • Câu C. Hiđro hoá

  • Câu D. Oxi hoá

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên cơ sở hoá học nào để điéu chế nhôm oxit từ quặng boxit ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên cơ sở hoá học nào để điéu chế nhôm oxit từ quặng boxit ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Quặng boxit gồm chủ yếu là A12O3, có lẫn các tạp chất là Fe2O3 và SiO2 (cát). Việc tách A12O3 nguyên chất ra khỏi các tạp chất dựa vào tính lưỡng tính của A12O3.

- Nghiền nhỏ quặng rồi cho vào dung dịch NaOH loãng, nóng :

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Lọc bỏ Fe2O3 và SiO2 không tan.

- Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 :

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

Lọc lấy Al(OH)3rồi nhiệt phân :





Xem đáp án và giải thích
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:


Đáp án:
  • Câu A. electron và proton

  • Câu B. proton và nơtron

  • Câu C. nơtron và electron

  • Câu D. electron, proton và nơtron.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…