Hãy nhận biết các chất trong các nhóm sau đây dựa vào tính chất vật lí và hoá học của chúng: a) Phenol, etanol và xiclohexanol. b) p-Crezol, glixerol và benzyl clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết các chất trong các nhóm sau đây dựa vào tính chất vật lí và hoá học của chúng:

a) Phenol, etanol và xiclohexanol.

b) p-Crezol, glixerol và benzyl clorua.


Đáp án:

a) Dung dịch brom nhận biết được phenol vì nó tạo ra kết tủa trắng.

Dùng H2O nhận biết được C2H5OH vì nó tan hoàn toàn trong nước, C6H11OH tan ít, dung dịch phân lớp.

b) Dùng Cu(OH)2 nhận biết được glixerol vì tạo ra dung dịch xanh lam trong suốt.

Cho hai mẫu còn lại tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, chiết lấy phần dung dịch nằm phía dưới. Cho phần dung dịch này tác dụng với dung dịch AgNO3 nếu thấy tạo kết tủa trắng ⇒ C6H5CH2Cl

C6H5CH2Cl + NaOH → C6H5CH2OH + NaCl

CH3-C6H4-OH + NaOH → CH3-C6H4-ONa + H2O

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tại sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng?



Đáp án:

Trong xà phòng luôn có một lượng xút dư ; các muối natri của các axit béo bị thuỷ phân tạo ra môi trường kiềm có thể ăn mòn nhôm.


Xem đáp án và giải thích
Cho các hợp chất hay quặng sau: criolit, đất sét, mica, boxit, phèn chua. Có bao nhiêu trường hợp chứa hợp chất của nhôm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các hợp chất hay quặng sau: criolit, đất sét, mica, boxit, phèn chua. Có bao nhiêu trường hợp chứa hợp chất của nhôm?


Đáp án:

Criolit: Na3AlF6; đất sét chứa khoáng Al2O3.2SiO2.2H2O; mica: thành phần có chứa nhôm; boxit chứa Al2O3; phèn chua K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

Xem đáp án và giải thích
Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?


Đáp án:

Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi :

SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.

CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)

Sau đó: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí . Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí . Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí. Tìm a, b?


Đáp án:

- Nếu cho từ từ HCl (X) vào dung dịch Y, phản ứng 1 và 2 sau đây sẽ xảy ra lần lượt:

HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl 1

HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 2

Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u (1) = 0,3 mol

Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol

- Nếu cho từ từ Y vào dung dịch HCl (X): phản ứng 3 và 4 sau đây sẽ xảy ra đồng thời:

2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 3

HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 4

Tỉ lệ số mol phản ứng là: nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 3

Đặt số mol NaHCO3 phản ứng là x thì số mol Na2CO3 phản ứng là 1,5x

Phản ứng 3: nHCl p/u (3) = 2nCO2= 3x

Phản ứng 4: nHCl p/u (4) = nNaHCO3 = x

Ta có: nHCl = 4x = 0,4 mol . Vậy x = 0,1 mol

nCO2 = 1,5x + x. Vậy nCO2 = 0,25 mol

Xem đáp án và giải thích
Điền công thức hóa học của chất vào những chỗ trống và lập các phương trình hóa học sau: a. Fe + H2SO4đặc → SO2 + ……… b. Fe + HNO3đặc → NO2 + ……… c. Fe + HNO3loãng → NO + ……… d. FeS + HNO3 → NO + Fe2(SO4)3 + ………
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền công thức hóa học của chất vào những chỗ trống và lập các phương trình hóa học sau:

a. Fe + H2SO4đặc → SO2 + ………

b. Fe + HNO3đặc → NO2 + ………

c. Fe + HNO3loãng → NO + ………

d. FeS + HNO3 → NO + Fe2(SO4)3 + ………


Đáp án:

2Fe + 6H2SO4(d) → 3SO2 + Fe2(SO4)3 + 6H2O

Fe + 6HNO3(d) → 3NO2 + Fe(NO3)3 + 3H2O

Fe + 4HNO3(l) → NO + Fe(NO3)3 + 2H2O

3FeS + 12HNO3 → 9NO + Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 6H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…