Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên


Đáp án:

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol

⇒ nBa2+ =(0,06-0,02)/2 = 0,02 mol

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+

⇒ nNa+ = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol

Khi trộn 2 dung dịch vào ta có:

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

nOH- > nHCO3- ⇒ OH- dư

nCO32- sinh ra = nHCO3- = 0,04 mol

∑n CO32- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓

n Ba2+ < n CO32- ⇒ nBaCO3 = n Ba2+ = 0,02 mol

mkết tủa = 0,02. 197 = 3,94g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O, số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O, số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là bao nhiêu?


Đáp án:

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O

Số phân tử Cl2 là 3 ⇒ số phân tử HCl bị khử là 6.

Số phân tử HCl tham gia phản ứng là 14 ⇒ k = 6/14 = 3/7

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được dd NaOH đun nóng và dd AgNO3/NH3, to. Vậy A có CTCT là:


Đáp án:
  • Câu A. HOC – CH2 – CH2OH

  • Câu B. H – COO – C2H5

  • Câu C. CH3 – COO – CH3

  • Câu D. C2H5COOH

Xem đáp án và giải thích
Cách nào sau đây có thể dùng để điểu chế etyl axetat?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cách nào sau đây có thể dùng để điểu chế etyl axetat?


Đáp án:
  • Câu A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc

  • Câu B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc

  • Câu C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt

  • Câu D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng? a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2. b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2. c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2. d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.

b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim.

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.

d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.


Đáp án:

Những phản ứng oxi hóa – khử là a), b) ,d).

Phản ứng a) Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng b) Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng d) Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Xem đáp án và giải thích
Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:


Đáp án:
  • Câu A. phi kim mạnh nhất là iot.

  • Câu B. kim loại mạnh nhất là liti.

  • Câu C. phi kim mạnh nhất là flo.

  • Câu D. kim loại yếu nhất là xesi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…