Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO). Tính VHNO3


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

    - Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

    → ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

    - Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4): 3 = 0,8 mol

    → VHNO3 = 0,8 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức đơn giản nhất của một hi đrocacbon là CnH2n-1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức đơn giản nhất của một hi đrocacbon là CnH2n-1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của chất nào?


Đáp án:

Công thức đơn giản nhất của một hi đrocacbon là CnH2n-1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của ankan.

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:


Đáp án:
  • Câu A. Một chất khí và hai chất kết tủa.

  • Câu B. Một chất khí và không chất kết tủa.

  • Câu C. Một chất khí và một chất kết tủa.

  • Câu D. Hỗn hợp hai chất khí.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của cacbon với các oxit sau: a) CuO. b) PbO. c) CO2. d) FeO. Hãy cho biết loại phản ứng: vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của cacbon với các oxit sau:

a) CuO.

b) PbO.

c) CO2.

d) FeO.

Hãy cho biết loại phản ứng: vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.


Đáp án:

a) 2CuO + C --t0-->2Cu + CO2

b) 2PbO + C --t0--> 2Pb + CO2

c) CO2 + C  --t0-->2CO

d) 2FeO + C  --t0-->2Fe + CO2

Trong các phản ứng trên cacbon là chất khử.

– Ứng dụng của cacbon:

Tùy thuộc vào tính chất mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất, kĩ thuật.

– Ví dụ: Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. Kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, sao cắt hình. 

 

Xem đáp án và giải thích
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y


Đáp án:

• TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1 → Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

→ Y có 11e → Y có Z = 11.

X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.

• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.

Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5 → X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5

→ X có 17 e → Z = 17.

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau: a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch. b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch. c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch. d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.


Đáp án:

a. CM = 1/0,75 = 1,33 mol/l

b. CM = 0,33 mol/l

c. nCuSO4 = 2,5 mol

=> CM = 2,5/4 = 0,625 mol/l

d. CM = 0,04 mol/l

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…