Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?


Đáp án:

mCu = 0,6m, mFe = 0,4m.

mchất rắn sau = 0,65m > mCu nên Fe chưa phản ứng hết, Cu chưa phản ứng, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe(NO3)2.

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: 2.nFe = 3.nNO → nFe = 0,03 mol = nmuối → mmuối = 0,03. 180 = 5,4 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm đặc điểm chất hóa học từ sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ phản ứng sau: Y (NaOH)→ Z1 + Z2 Z1 → A1 → B1 (axit picric) Z2 → A2 → B2 → C2 (Poli metylacrylat) Chất Y có đặc điểm là

Đáp án:
  • Câu A. tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:2.

  • Câu B. điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.

  • Câu C. tham gia phản ứng tráng gương.

  • Câu D. không thể tác dụng với nước brom.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo?


Đáp án:

Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozo và amilopectit. Amilozo tan được trong nước, còn amilopectit không tan trong nước, trong nước nóng tạo hồ tinh bột, quyết định độ dẻo của tinh bột.

Tinh bột có trong gạo tẻ, ngô tẻ có hàm lượng amilopectit cao chiếm 80%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ thường có độ dẻo bình thường .Tinh bột có trong gạo nếp, ngô có hàm lượng amilopectit rất cao chiếm 90%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo nếp, ngô thường dẻo hơn nhiều so với cơm gạo tẻ, ngô tẻ.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2.


Đáp án:

Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

2NH4NO3 + Ca(OH)2 --> Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + H2O

Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + H2O

Không có hiện tượng gì là KCl.

Xem đáp án và giải thích
Axit oleic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Axit oleic có công thức là:

Đáp án:
  • Câu A. C15H31COOH

  • Câu B. C17H35COOH

  • Câu C. C17H33COOH

  • Câu D. C17H31COOH

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi nhận biết công thức của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?


Đáp án:
  • Câu A. H2N-CH2-COOH

  • Câu B. CH3-CH(NH2)-COOH

  • Câu C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH

  • Câu D. H2N-CH2-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…