Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 1 Đáp án đúng
Chọn D Cho KOH dư lần lượt vào các chất, sau đó lại thêm NH3 dư vào, ta có PTHH 1. CuCl2 KOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ +2KCl; Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 2. ZnCl2 KOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 ↓ +2KCl Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2 3. FeCl3 KOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ +3KCl 4. AlCl3 KOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3KCl KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O. Vậy cuối cùng chỉ có FeCl3 là tạo kết tủa.
Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhẩt của m là?
A + NaOH → H2NCH2COONa + H2NC2H4COONa + H2 (1)
A + O2 → CO2 + H2O + N2 (2)
nNaOH = 0,28 + 0,4 = 0,68 mol; nH2O = 0,14 mol
bảo toàn khối lượng: mA = 0,28.97 + 0,4.111 + 0,14.8 – 0.68.10 = 46,88 gam
bảo toàn nguyên tố H:
nH2O(2) = 1/2. nH(trong A) = 1/2. [nH(muối glyxin) + nH(muối alanin) + 2nH2O (1) – nH( trong NaOH)]
nH2O(2) = 1/2(0,28. 4 + 0,4. 6 + 2. 0,14 – 0,68) = 1,56 mol ⇒ mH20 = 28,08 gam
nCO2 = nC trong A = 0,28.2 + 0,4.3 = 1,76 mol
mCO2 = 77,44 gam
Ta có: khi đốt cháy 46,88 gam A → mCO2 + mH2O = 105,52 gam
⇒ đốt cháy m gam A → mCO2 + mH2O = 63,312gam
⇒ m = 63,312 x (46,88/105,52) = 28,128 ≈ 28 gam
Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn kim loại nào?
Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn kim cương.
Các đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm có liên quan với nhau : điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ? Giải thích ngắn gọn.
Điện tích hạt nhân nguyên tử càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, electron liên kết với hạt nhân càng kém chặt chẽ nên càng dễ tách ra khỏi nguyên tử, do đó năng lượng ion hoá nguyên tử càng nhỏ.
Điện tích hạt nhân càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, lực hút của hạt nhân nguyên tử này với lớp vỏ electron của nguyên tử khác ở lân cận nhau càng yếu, các nguyên tử trong tinh thể liên kết với nhau càng kém chặt chẽ, do đó khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chúng thấp.
Câu A. 5,04
Câu B. 4,32 g
Câu C. 2,88 g
Câu D. 2,16 g
Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là:
Ta có: nC6H12O6 = 0,5nAg = 0,1 mol
=> CM = 0,1 : 0,1 = 1M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet