Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là
Câu A. 1-2 ngày
Câu B. 2-3 ngày
Câu C. 12-15 ngày Đáp án đúng
Câu D. 30-35 ngày
Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là 12-15 ngày
Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng
1. Phương trình hoá học của các phản ứng :
2NH3 + 3CuO --> N2 + 3Cu + 3H2O
Chất rắn A thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO còn dư. Chỉ có CuO phản ứng với dung dịch HCl :
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (2)
2. Số mol HCl phản ứng với CuO : nHCl = 0,02.1 = 0,02 (mol).
Theo (2), số mol CuO dư : nCuO = số mol HCl = = 0,01 (mol).
Số mol CuO tham gia phản ứng (1) = số mol CuO ban đầu - số mol CuO dư = = 0,03 (mol).
Theo (1), số mol NH3 = số mol CuO = .0,03 = 0,02 (mol) và số mol N2 = số mol CuO = .0,03 = 0,01 (mol).
Thể tích khí nitơ tạo thành : 0,01.22,4 = 0,224 (lít) hay 224 ml.
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.
Thí nghiệm | Nồng độ axit | Nhiệt độ (ºC) | Sắt ở dạng | Thời gian phản ứng xong (s) |
1 | 1M | 25 | Lá | 190 |
2 | 2M | 25 | Bột | 85 |
3 | 2M | 35 | Lá | 62 |
4 | 2M | 50 | Bột | 15 |
5 | 2M | 35 | Bột | 45 |
6 | 3M | 50 | Bột | 11 |
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:
a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO4 .
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.
Hãy trình bày cách pha chế:
400g dung dịch CuSO4 4%.
300ml dung dịch NaCl 3M.
mCuSO4 = (4.400)/100 = 16g
mH2O = 400 - 16 = 384g.
Cho 16g CuSO4 vào cốc, cho thêm 384 nước vào cốc và khuấy đều cho CuSO4 tan hết, ta được 400g dung dịch CuSO4 4%.
nNaCl trong 300ml (= 0,3 lít) dung dịch:
n = CM.V = 3.0,3 = 0,9 mol, mNaCl = 0,9 .58,5 = 52.65g.
Cho 52,65g NaCl vào cốc thêm nước vừa cho đủ 300ml dung dịch ta được 300ml dung dịch NaCl 3M.
Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Tìm hai kim loại kiềm đó.
pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,3 mol
M (0,3 ) + H2O → M+ + OH- (0,3) + 1/2 H2
⇒ 23(Na) < M = 10,1/0,3 = 33,67 < 39 (K)
Câu A. Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom.
Câu B. Metyl fomat không tạo liên kết hiđro với nước.
Câu C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn bằng phản ứng hóa học với các chất đó.
Câu D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB