Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

(1) C4H6O2 (M) + NaOH to (A) + (B)

(2) (B) + AgNO3 + NH3 +H2O to (F)↓ + Ag + NH4NO3

(3) (F) + NaOH to (A)↑ + NH3 + H2O Chất M là:


Đáp án:
  • Câu A. HCOO(CH2)=CH2

  • Câu B. CH3COOCH=CH2 Đáp án đúng

  • Câu C. HCOOCH=CHCH3

  • Câu D. CH2=CHCOOCH3

Giải thích:

Chọn B.

- Các phản ứng xảy ra:

(1) CH3COOCH=CH2 (M) + NaOH -> CH3COONa (A) + CH3CHO (B)

(2) CH3CHO (B) + AgNO3 + NH3 -> CH3COONH4 (F) + Ag↓ + NH4NO3

(3) CH3COONH4 (F) + NaOH -> CH3COONa (A) + NH3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các obitan trong cùng một phân lớp electron
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các obitan trong cùng một phân lớp electron thì như thế nào?


Đáp án:

Các obitan trong cùng một phân lớp electron có cùng mức năng lượng.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.


Đáp án:

  Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.

Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)

    Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt các cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?


Đáp án:
  • Câu A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

  • Câu B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch

  • Câu C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.

  • Câu D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

Xem đáp án và giải thích
Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là gì?


Đáp án:

Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất dùng nước brom, chất nào làm mất màu dung dịch brom ⇒ stiren; chất nào tạo kết tủa trắng với nước brom ⇒ phenol; còn lại không hiện tượng gì là ancol benzylic

Xem đáp án và giải thích
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?


Đáp án:

H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)

Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2

⇒ X: H2N-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…