Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

- Sự xen phủ trục: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường lối tâm của hai nguyên tử liên kết gọi là sự xen phủ trục. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ.

- Sự xen phủ bên: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo liên kết π.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận công thức của este hai chức
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Chất Z không làm mất màu nước brom.

  • Câu B. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2

  • Câu C. Chất T không có đồng phân hình học.

  • Câu D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích: a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông. b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích:

a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.

b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.


Đáp án:

a. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửu là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường( trong thành phần cùng có các ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.

b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vi: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.

Xem đáp án và giải thích
Trong một nhà máy rượu, người ta sử dụng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Để sản xuất 1,0 tấn ancol etylic thì cần bao nhiêu lượng mùn cưa 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một nhà máy rượu, người ta sử dụng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Để sản xuất 1,0 tấn ancol etylic thì cần bao nhiêu lượng mùn cưa 


Đáp án:

(C6H10O5)n (162n) → nC6H12O6 → 2nC2H5OH (92n tấn)

⇒ mxenlulozo = 1 . 162n/92n = 81/46 tấn

H = 80% ⇒ mxenlulozo cần = 81/46 : 80% = 2,2 tấn

⇒ mmùn cưa = 2,2: 50% = 4,4 tấn

Xem đáp án và giải thích
Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?


Đáp án:
  • Câu A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

  • Câu B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các phản ứng sau: (1) Fe + dung dịch HCl (2) Fe + Cl2 (3) dung dịch FeCl2 + Cl2 (4) Fe3O4 + dung dịch HCl (5) Fe(NO3)2 + HCl (6) dung dịch FeCl2 + KI Các phản ứng có thể tạo thành FeCl3 là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các phản ứng sau:

    (1) Fe + dung dịch HCl         (2) Fe + Cl2         (3) dung dịch FeCl2 + Cl2

    Các phản ứng có thể tạo thành FeCl3 là:


Đáp án:
  • Câu A. 1, 2, 3, 4

  • Câu B. 2, 3, 4, 5

  • Câu C. 2, 3

  • Câu D. 2, 3, 4, 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

xoilac tv
Loading…