Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Tìm m?


Đáp án:

tetrapeptit + 4 NaOH → Muối + H2O

tripeptit + 3 NaOH → Muối + H2O

(H2O tạo ra do NaOH phản ứng với nhóm -COOH của amino axit đầu C )

⇒ nNaOH = 4nX + 3nY = 4a + 3.2a = 10a = 0,6

⇒ a = 0,06 mol

⇒ nH2O = nX + nY = 3a = 0,18 mol

Bảo toàn khối lượng mpeptit + mNaOH = mmuoi + mH2O

⇒ m + 0,6.40 = 72,48 + 0,18.18

⇒ m = 51,72g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên

c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu


Đáp án:

a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo

b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên

c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam

Xem đáp án và giải thích
 Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg

Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.





Đáp án:

- Cho từng hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp Cu – Ag không tác dụng.

- Hỗn hợp (2) tạo ta dung dịch AlCl3 và hỗn hợp (3) tạo ra dung dịch MgCl. phân biệt bằng dung dịch NaOH:

AlCl3 + 3NaOH ⟶ Al(OH)3↓ +3NaCl

                                    tan trong NaOH dư

MgCl2 + 2NaOH ⟶ Mg(OH)2↓ + 2NaC

                                      không tan trong NaOH dư.




Xem đáp án và giải thích
Gần khu vực có mỏ đồng (chứa quặng có thành phần chính là Cu2S) người ta xây dựng khu liên hợp sản xuất. Khu liên hợp này sản xuất Cu, bột CuO, CuClO và CuSO4. Vậy trong và xung quanh khu vực này sẽ bị ố nhiễm bởi những chất nào nếu việc xử lí nước thải và khí thải không tốt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gần khu vực có mỏ đồng (chứa quặng có thành phần chính là Cu2S) người ta xây dựng khu liên hợp sản xuất. Khu liên hợp này sản xuất Cu, bột CuO, CuClO và CuSO4. Vậy trong và xung quanh khu vực này sẽ bị ố nhiễm bởi những chất nào nếu việc xử lí nước thải và khí thải không tốt ?



Đáp án:

Các quá trình sản xuất :

Đốt Cu2S được CuO, SO2 (sản xuất axit H2SO4); dùng axit HC1 sản xuất CuCl2 ; dùng C hoặc CO khử CuO.

Chất gây ô nhiễm là : SO2, ion Cu2+, axit HCl, khí CO và CO2.




Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối Cu2+; Fe3+ với một anion. Tìm V?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối Cu2+; Fe3+ với một anion. Tìm V?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định khả năng làm đổi màu quỳ tím của các chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho quỳ tím vào lần lượt các dung dịch: CH3COOK; FeCl3; NH4NO3; K2S; Zn(NO3)2; Na2CO3. Số dung dịch làm đổi màu giấy quỳ là


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…