Hãy xác định công thức hóa học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ bên. Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định công thức hóa học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ bên.

Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

Công thức hóa học thích hợp của các chất:

A: CuO;

B: C (cacbon);

C: CO2;

D: dung dịch Ca(OH)2.

Khí CO2 sinh ra làm vẩn đục nước vôi trong và tạo kết tủa CaCO3.

Phương trình hóa học của các phản ứng:

2CuO + C --t0-->  2Cu + CO2 ↑

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:


Đáp án:

Giải

Ta có: n H2O = 0,55 mol > n CO2 = 0,3 mol

→ Số C = n CO2/nX = 0,3/0,25 = 1,2

→ Số H = 2n H2O/nX = 2.0,55/0,25 = 4,4

→ X: C1,2H4,4O

→ nX = 10,44:34,8 = 0,3 mol

→ n H2O = 0,3: 2 = 0,15 mol

→ m ete = m ancol – m H2O = 10,44 – 2,7 = 7,74g

Xem đáp án và giải thích
Nung 18 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 25,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 18 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 25,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị V là


Đáp án:

Ta có: mO = (mX - m kim loại) : 16 = 0,45 mol

=> nH2SO4 = nH2O = nO = 0,45 mol

=> V dd H2SO4 = 450 ml

Xem đáp án và giải thích
Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.


Đáp án:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

x                                             x                 mol

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

y                                            y                mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(x+y)       (x+y)                                       mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và BaCO3 trong 28,1 gam hỗn hợp.

Để lượng kết tủa CaCO3 thu được là lớn nhất thì số mol CO2 = số mol Ca(OH)2

→ x + y = 0,2

%mMgCO3 = (84x.100)/28,1 = a => x = 28,1a/84.100 (1)

%mBaCO3 = 197y.100/28,1 = (100 - a) => y = 28,1(100-a)/(197.100) (2)

(1), (2) =>28,1a/(84.100) + (28,1.(100 - a))/ (197.100) = 0,2

=> a = 29,9%

Xem đáp án và giải thích
Các đồng vị của hiđro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là 11H và 21H Đồng vị thứ ba 31H có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2 ; nguyên tử khối trung bình của hiđro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị 11H và 21H.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các đồng vị của hiđro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là
Đồng vị thứ ba  có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2 ; nguyên tử khối trung bình của hiđro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị  và .



Đáp án:

Gọi x là thành phần phần trăm của , thành phần phần trăm của  sẽ là 100 –x
Ta có (
Giải ra ta được: x = 99,2.
Kết quả:thành phần :  là 99,2%
là 0,8%


Xem đáp án và giải thích
A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là bao nhiêu?


Đáp án:

Nếu A và B cùng là nguyên tố s hoặc p.

Nếu A ít hơn B 1 lớp electron thì A có thể ít hơn B là 2 hoặc 8 hoặc 18 electron.

Nếu eB - eA = 2 và eB + eA = 32.

⇒ eB = 17 và eA = 15 ( loại vì 2 nguyên tố này có cùng lớp electron).

Nếu eB - eA = 8 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 20 và eA = 12 (chọn).

Nếu eB - eA = 18 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 25 và eA = 7(loại vì 2 nguyên tố này khác nhau 2 lớp electron).

Vậy A và B có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…