Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhóm chức nào sau đây có chất béo ?

Đáp án:
  • Câu A. axit

  • Câu B. ancol

  • Câu C. este Đáp án đúng

  • Câu D. andehit

Giải thích:

Nhóm chức có chất béo là este.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl. a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa. b) Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.

a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa.

b) Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.


Đáp án:

a) Dãy chuyển đổi các chất đã cho có thể:

Na (1)→ Na2(2)→ NaOH (3)→ Na2CO3 (4)→ Na2SO4 (5)→ NaCl

b) Các phương trình hóa học:

4Na + O2 → 2Na2O

Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối


Đáp án:

Khí thoát ra ở anot chính là Clo với số mol bằng: nClo = 0,02 (mol)

Tại catot: Mn+ + ne → M

Theo định luật bảo toàn khối lượng mM = mmuối – mClo = 2,22 – 0,02.71 = 0,8 (gam)

Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e

Theo định luật bảo toàn e ta có nM = 0,4/n ⇒ M = 20.n ⇒ n = 2 và M là Ca.

Xem đáp án và giải thích
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?


Đáp án:

Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, áp suất và nhiệt độ

- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau nên có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích
Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất Dung dịch A B C D E pH 13 3 1 7 8 a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên : Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4 Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2. Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất. Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn). Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3. b) Hãy cho biết : 1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH. 2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl. 3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất

Dung dịch A B C D E
pH 13 3 1 7 8

a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên :

Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4

Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2.

Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất.

Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn).

Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3.

b) Hãy cho biết :

1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH.

2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl.

3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.


Đáp án:

Dự đoán :

Dung dịch c có thể là dd HCl hoặc dd H2SO4.

Dung dịch A có thể là dd NaOH hoặc dd Ca(OH)2.

Dung dịch D có thể là dd đường, dd NaCl hoặc nước cất.

Dung dịch B có thể là dd CH3COOH (axit axetic).

Dung dịch E có thể là dd NaHCO3.

b) Tính chất hoá học của các dung dịch :

1. Dung dịch c và B có phản ứng với Mg và NaOH.

2. Dung dịch A và E có phản ứng với dung dịch HCl.

3. Những dung dịch sau trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

- Dung dịch A và dung dịch C.

- Dung dịch A và dung dịch B.

- Dung dịch E và dung dịch C.

- Dung dịch E và dung dịch B.

- Dung dịch E và dung dịch A.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…