Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
NaCl | K2CO3 | Na2SO4 | HCl | Ba(NO3)2 | Kết luận | |
NaCl | ||||||
K2CO3 | ↑ | ↓ | ↑,↓ | |||
Na2SO4 | ↓ | ↓ | ||||
HCl | ↑ | ↑ | ||||
Ba(NO3)2 | ↓ | ↓ | 2↓ |
Nhận xét:
Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)
K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)
- Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).
- Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).
Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric đóng vai trò là chất gì?
Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu xuất của phẩn ứng hiđro hóa bao nhiêu %?
MX = 15 ⇒ nH2 : nC2H4 = 1 : 1 (Hiệu suất tính theo 1 trong 2)
Giả sử X có 1mol H2 và 1 mol C2H4
H2 + C2H4 -to, xt→ C2H6
Bảo toàn khối lượng: mX = mY
⇒ CnH2n-2
⇒ nY = 2 : 4/3 = 1,5 mol
Ta có n khí giảm = nX – nY = nH2 pư = 2 – 1,5 = 0,5 mol
⇒ H% = 0,5 : 1. 100% = 50%
Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.
a) 2Fe(r) + 3Cl2 → 2FeCl3 (r) (Fe hóa trị III)
b) Fe(r) + S (r) → FeS (r) (Fe hóa trị II )
c) 3Fe (r) + 2O2 → Fe3O4(r) (Fe hóa trị III và II).
Nhận xét:
– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3
– Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III
Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
nFe = 5,6/56 = 0,1 (mol); nS = 2,4/32 = 0,075 (mol)
Fe; S --t0--> FeS; Fe; S --+HCl--> FeCl2 ---> [H2S; H2 --+O2--> SO2 + H2O] và S --+O2--> SO2
Bảo toàn electron ⇒ 4nO2 = 2nFe + 4nS = 2.0,1 + 4.0,075
⇒ nO2 = 0,125 mol
⇒ V = 0,125. 22,4 = 2,8 (lít)
Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tìm tên gọi của X
Bản chất của phản ứng là :
–NH2 + H+ → NH2+ (1)
Theo giả thiết ta có :
Vậy công thức của X là H2NCH2COOH. Tên gọi của X là glyxin.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB