Cho 20,8 g hỗn hợp Cu, CuO tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Tính phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu?
Ta có: nSO2 = 0,2 mol
Bảo toàn e → nCu = 0,2 mol
→ mCu =12,8g
→ %mCuO =38,5%
Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm V?
nCu = 0,1 mol;
∑nH+ = 0,24 mol; nNO3- = 0,12 mol.
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
→ H+ hết → nNO = 0,06 mol → V = 1,344 lít
Cho 31,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu
Chất rắn + HNO3 → NO nên trong chất rắn có Cu dư.
→ O2 đã phản ứng hết, khí thoát ra chỉ có NO2.
→ nNO2 = 0,2 mol
Bảo toàn N → nCu(NO3)2 = 0,1 mol → mCu(NO3)2 = 188.0,1 = 18,8g
→ mCu = 12,8 gam
Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và Cu2O. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy thoát ra 3,36 lít khí (ở đktc). Tìm m?
Quy hỗn hợp X gồm Cu: x mol và O: y mol
Ta có hệ: mhh = 64x + 16y = 37,6 gam
Bảo toàn e: 2x – 2y = 0,15. 2 mol
→ x = 0,5 mol; y = 0,35 mol
→ m = 0,5. 64 = 32 gam.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M loãng, thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X
nCu = nCuO = a mol và nCu(NO3)2 = b mol
→ nCuSO4 = 2a + b = 0,7 mol
Bảo toàn N → nNO = 2b mol
Bảo toàn electron → 2a = 3. 2b
→ a = 0,3 mol và b = 0,1 mol
→ %mCu = 30,97%
Cho 39,2 gam hỗn hợp Cu và CuO vào dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ có 4,48 lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí bay ra. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu?
nNO = 0,2 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
0,3 0,8 0,3 0,2
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
mCu = 64. 0,2 = 12,8 g
→ %mCu = 32,65%
Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol
Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol
→ nCuO = 0,01
→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)
Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,075 0,1 0,1 → 0,025
→ V = 0,56 lít
Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
0,4 0,1 0,15
Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-
→ mmuối khan = 25,4 gam
Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu
nNO = 0,3 mol
Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO
→ nCu = 0,45 mol → mCu = 0,45. 64 = 28,8 gam
→ mCuO = 1,2 gam.
Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tìm V?
Gọi x, y và z là số mol Mg2+, Ca2+ và Ba2+ trong dung dịch A. Dung dịch trung hòa điện nên: 2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 → x + y + z = 0,15
Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO32- = x + y + z = 0,15 = nK2CO3
⇒ Vdd K2CO3 = 0,15/1 = 0,15 (lit)=150 (ml)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB