Cho 31,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 31,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu 


Đáp án:

Chất rắn + HNO3 → NO nên trong chất rắn có Cu dư.

→ O2 đã phản ứng hết, khí thoát ra chỉ có NO2.

→ nNO2 = 0,2 mol

Bảo toàn N → nCu(NO3)2 = 0,1 mol → mCu(NO3)2 = 188.0,1 = 18,8g

→ mCu = 12,8 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có phương trình hóa học sau: CaCO3 → CaO + CO2. a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc). d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 → CaO + CO2.

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?

b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.

a) nCaO = 0,2 mol.

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)

b) nCaO = 0,125 (mol)

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)

c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)

d) nCO2 = 0,6 (mol)

Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)

mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)

mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)

Xem đáp án và giải thích
Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?


Đáp án:

+ Trong các hợp chất flo luôn có hóa âm vì không có phân lớp d và có độ âm điện lớn nhất nên chỉ khả năng thu thêm 1 electron mà không có khả năng cho 1 electron.

+ Các halogen khác có phân lớp d nên ở trạng thái kích thích thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi tham gia kết ngoài khả năng thu thêm 1 electron còn có khả năng cho một số electron lớp ngoài cùng để có số oxi hóa dương.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối.  Tìm m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối.  Tìm m?


Đáp án:

 Đặt số mol của H2N – CH(CH3) – COOH là x và của HOOC – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH là y.

    Phương trình phản ứng :

 Theo (1), (2) và giả thiết ta có :

  ⇒ m = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2 gam.

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định khối lượng phân tử của chất béo dựa vào phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là


Đáp án:
  • Câu A. 886

  • Câu B. 890

  • Câu C. 884

  • Câu D. 888

Xem đáp án và giải thích
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Vì sao? a. 2Al + 3Cl2 --t0--> 2AlCl3 b. 2FeO + C --t0--> 2Fe + CO2↑ c. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 d. CaCO3 --t0--> CaO + CO2↑ e. N2 + O2 --t0--> 2NO f. 4Al + 3O2 --t0-->  2Al2O3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Vì sao?

a. 2Al + 3Cl2 --t0--> 2AlCl3

b. 2FeO + C --t0--> 2Fe + CO2

c. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

d. CaCO3 --t0--> CaO + CO2

e. N2 + O2 --t0--> 2NO

f. 4Al + 3O2 --t0-->  2Al2O3


Đáp án:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng: a, c, e, f.

Vì chỉ có duy nhất 1 chất được tạo thành sau phản ứng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…