Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Dùng phương pháp quy đổi M thành Fe và O

Ta có nFe = nFeCl3 = 73,125 : 162,5 = 0,45 mol

Bảo toàn e ta có 3nFe = 2nO + 3nNO

<=> 3.0,45 = 2nO + 3.0,05 => nO = 0,6 mol

m = m Fe + mO = 0,45.56 + 0,6.16 = 34,8 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra. Tính hàm lượng khí có trong không khí. Coi hiệu suất phản ứng là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau:

Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra. Tính hàm lượng khí có trong không khí. Coi hiệu suất phản ứng là 100%. Hãy xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức cho phép không? Nếu biết hàm lượng cho phép là 0,01 mg/lít.


Đáp án:

Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3.

nH2S = nPbS = [0,3585 . 10-3]/239 = 1,5.10-6 mol

mH2S = 1,5.10-6.34 = 51.10-6 gam.

⇒ Hàm lượng H2S trong không khí là: 0,051 mg/2lít = 0,0255 mg/lít.

 Sự nhiễm bẩn không khí bởi H2S vượt quá mức cho phép là 0,01 mg/lit tới 2,55 lần.

Xem đáp án và giải thích
Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?


Đáp án:

Phương trình hóa học: đá vôi → cacbon đioxit + canxi oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit

⇔ mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.

Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.

Xem đáp án và giải thích
Peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,45%

  • Câu B. 17,08%

  • Câu C. 32,16%

  • Câu D. 25,32%

Xem đáp án và giải thích
Ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng sau: FeS + HCl → FeCl2 + H2S. Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là:

Đáp án:
  • Câu A. H+ + S2- → H2S↑

  • Câu B. Fe2+ + 2Cl- → FeCl

  • Câu C. FeS(r) + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

  • Câu D. Cả 3 đúng

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa. b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa.

b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.


Đáp án:

a) Các phản ứng ở nhóm chức của anđehit và xeton:

- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử)

Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng hidro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng hidro tạo ra ancol bậc II

- Phản ứng với chất oxi hóa

    + Tác dụng với Br2 và KMnO4

RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

    + Tác dụng với AgNO3/NH3

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

b) - Phản ứng có thể dùng để phân biệt andehit và xeton là phản ứng tráng gương

Ví dụ: Phân biệt anđehit axetic và axeton

Sử dụng AgNO3/NH3: Chất xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu bạc bám ở thành ống nghiệm là anđehit axetic

CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

- Hoặc có thể sử dụng nước brom: anđehit dễ bị oxi hóa nên làm mất màu nước brom, còn xeton khó bị oxi hóa

Ví dụ: phân biệt CH3COCH3 và CH3CH2CHO.

Dùng dung dịch nước brom nhận biết được CH3CH2CHO vì nó làm mất màu dung dịch nước brom.

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…