Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tìm V?
Gọi x, y và z là số mol Mg2+, Ca2+ và Ba2+ trong dung dịch A. Dung dịch trung hòa điện nên: 2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 → x + y + z = 0,15
Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO32- = x + y + z = 0,15 = nK2CO3
⇒ Vdd K2CO3 = 0,15/1 = 0,15 (lit)=150 (ml)
Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
Câu A. 10,8 gam và 20,4 gam.
Câu B. 16,2 gam và 15 gam.
Câu C. 11,2 gam và 20 gam.
Câu D. 6,4 gam và 24,8 gam.
Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là
Giải
BTKL → mX + mY(Cl2 + O2) = mZ
→ mY = mZ – mX = 35,8 – 16,8 = 19,0 gam
Ta có: nY = 0,35 mol
Đặt nCl2 = a mol, nO2 = b mol
→ a + b = 0,35 và 71a + 32b = 19
→ a = 0,2 và b = 0,15
16,8g X gồm Mg: x mol, Ca: y mol
→ 24x + 40y = 16,8
BT e => 2x + 2y = 2.0,2 + 4.0,15 = 1,0
→ x = 0,2 và y = 0,3
→ mCa = 0,3.40 = 12g
→ %mCa = 71,43%
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào?
c) Viết số electron ở từng lớp electron.
a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.
b) Nguyên tố có 3 lớp electron, các electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.
c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là bao nhiêu?
Bảo toàn O ⇒ nX = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy ⇒ a = 39,6 + 2,28.44 - 3,26.32= 35,6g
nNaOH= 3nX= 0,12mol và nC3H5(OH)3 = nX = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng xà phòng hóa:
b = a + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 36,72g
Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng).
b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng)
c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng).
d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).
Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d. Các trường hợp còn lại đều sai.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet