Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 14,85 kg xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa a kilogam axit nitric ( hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của a là
nxenlulozo trinitrat = 14,85/297 = 0,05 kmol
PTHH: C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O
PT: 0,15 kmol ← 0,05 kmol
mHNO3 = 0,15.63 = 9,45 kg
Do phản ứng có hiệu suất nên lượng HNO3 cần dùng lớn hơn lượng tính toán:
=> mHNO3 cần dùng = 9,45.(100/90) = 10,5kg
Hai nguyên tử A kết hợp với 3 nguyên tử oxi tạo phân tử oxit. Trong phân tử, oxi chiếm 47,05% về khối lượng. Tìm A?
3 nguyên tử oxi ứng với 48 đvC chiếm 47,05%
2 nguyên tử A ứng với x đvC chiếm 100 - 47,05% = 52,95%.
Nguyên tử khối của A = 27. Nguyên tố nhôm Al.
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là
Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là
Câu A. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE.
Câu B. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, lipit.
Câu C. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.
Câu D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
nMnO2 = 0,8 mol
VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.
Phương trình phản ứng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2
→ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2
Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.
CM(NaCl)= CM(NaClO) = 1,6 mol/l.
Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.
CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 mol/l.
Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?
- Trong điều kiện thường Fe2+ dễ chuyển thành Fe3+
- Khi có Fe thì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
⇒ Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+
=> Một thanh Fe
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB