Số phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (1), (3), (5)

  • Câu C. (1), (4), (5) Đáp án đúng

  • Câu D. (1), (3), (4)

Giải thích:

Đáp án: C Các dung dịch phản ứng với kim loại đồng là FeCl3, HNO3, hỗn hợp gồm HCl, NaNO3. Các phản ứng: 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3. a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro. b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3.

a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro.

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.


Đáp án:

a) Tổng số electron là 7, suy ra số thứ tự của nguyên tố là 7. Có 2 lớp electron suy ra nguyên tố ở chu kì 2. Nguyên tố p có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA. Đó là nitơ. Công thức phân tử hợp chất với hidro là NH3.

b) Công thức electron và công thức cấu tạo:

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết tổng hợp về hóa hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào khi bị oxi hoá chậm trong cơ thể cung cấp nhiều năng lượng nhất ?


Đáp án:
  • Câu A. Gluxit.

  • Câu B. Lipit.

  • Câu C. Protein.

  • Câu D. Tinh bột.

Xem đáp án và giải thích
Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một được dệt từ sợi tơ tằm và một được dệt từ sợi bông. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một được dệt từ sợi tơ tằm và một được dệt từ sợi bông. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng.


Đáp án:

Đốt hai mảnh lụa, nếu mảnh nào khi cháy có mùi khét, đó là mảnh được dệt từ sợi tơ tằm, còn sợ bông không cho mùi khét.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC.

   Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?


Đáp án:

Thiếc hàn là chất không tinh khiết, có lẫn tạp chất.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hoá học là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hoá học là gì?


Đáp án:

Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…