Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Tìm m?
Chất béo + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nglixerol = 0,3mol
Bảo toàn khối lượng: m = 89 + 0,3 . 40 - 9,2 = 91,8g.
Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ
6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2
Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?
1 phút 1 cây xanh hấp thụ được 0,2.10000 = 2000 (J)
nGlucose cần tạo ra = 0,2 (mol) ⇒ cần năng lượng = 0,2 × 2813 = 562,6 ( kJ)
⇒ thời gian cần thiết = 562,6 × 1000: 2000 = 281,3 (phút) = 4 giờ 41 phút
Hỗn hợp M ở thể lỏng, chứa hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,62 g M, thu được 8,8 g CO2. Nếu làm bay hơi hết 6,55 gam M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 2,4 g khí oxi ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm (về khối lượng) của từng chất trong hỗn hợp M.
Số mol 2 chất trong 6,55 g M là : = 0,075 (mol).
Số mol 2 chất trong 2,62 g M là : ( = 0,03 (mol).
Giả sử trong 2,62 g M có a mol CxHy và b mol Cx+1 Hy+2
a mol xa mol
b mol (x + 1)b mol
Từ (3), ta có x(a + b) + b = 0,2
b = 0,2 - 0,03x
Vì 0 < b < 0,03 nên 0 < 0,2 - 0,03x < 0,03.
5,67 < x < 6,67 x = 6 .
b = 0,2 - 0,03.6 = 0,02; a = 0,03 - 0,02 = 0,01
Thay giá trị của a và b vào (2), tìm được y = 6.
Khối lương C6H6 chiếm (. 100%) :
Khối lương C7H8 chiếm 100 - 29,8% = 70,2%.
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 3
Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có đặc điểm chung gì?
Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì. Từ chu kì là 1, hiđro không phải là kim loại kiềm. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.
Thí nghiệm | Nồng độ axit | Nhiệt độ (ºC) | Sắt ở dạng | Thời gian phản ứng xong (s) |
1 | 1M | 25 | Lá | 190 |
2 | 2M | 25 | Bột | 85 |
3 | 2M | 35 | Lá | 62 |
4 | 2M | 50 | Bột | 15 |
5 | 2M | 35 | Bột | 45 |
6 | 3M | 50 | Bột | 11 |
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:
a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO4 .
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB