Xenlulozo trinitrat được điều chế từ Xenlulozo và axít HNO3 đặc ( có xúc tác H2SO4 đặc nóng). Để có 29,7 kg Xenlulozo trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg HNO3 (H = 90%). Tìm m?
3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n
189n → 297n
H = 90% ⇒ m = mHNO3 = 29,7. 189n/297n : 90% = 21 kg
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhan hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây
Câu A. NaCl.
Câu B. FeCl3.
Câu C. H2SO4.
Câu D. Cu(NO3)2.
Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.
3 phương pháp hóa học điều chế trực tiếp FeSO4 từ Fe là:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac
- Tiến hành TN:
+ Lấy dd amoniac vào 2 ống nghiệm nhỏ
+ Ống 1: Thêm vài giọt dd phenolphtalein
+ Ống 2: Thêm 5-6 giọt dd muối nhôm clorua
- Hiện tượng:
+ Ống 1: dd phenolphtalein chuyển màu hồng
+ Ống 2: xuất hiện kết tủa màu trắng
- Giải thích:
+ dd amoniac có tính bazo yếu nên làm dd phenolphtalein chuyển màu hồng
+ dd amoniac tác dụng với dd muối nhôm clorua tạo kết tủa Al(OH)3
PTHH
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH-
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitric
- Tiến hành TN:
Thí nghiệm a:
+ Lấy 0,5ml dd HNO3 đặc vào ống nghiệm 1
+ Thêm 1 mảnh Cu nhỏ, sau đó nút ống nghiệm bằng miếng bông có tẩm NaOH.
Thí nghiệm b:
+ Lấy 0,5 ml dd HNO3 loãng vào ống nghiệm 2
+ Thêm 1 mảnh Cu nhỏ, sau đó nút ống nghiệm bằng miếng bông có tẩm NaOH.
+ Đun nóng ống nghiệm
- Hiện tượng: Ở 2 ống nghiệm mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.
+ Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.
+ Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.
- Giải thích:
+ Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 đặc có khí NO2 màu nâu bay ra vì HNO3 đặc bị khử đến NO2. Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu(NO3)2.
+ Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 loãng và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành NO2 màu nâu đỏ. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3)2.
PTHH:
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
- Tiến hành TN:
+ Bỏ 1 ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm chịu nhiệt khô, cặp thẳng đứng trên giá sắt.
+ Đốt cho muối nóng chảy đến khi muối bắt đầu phân hủy vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm.
+ Dùng kẹp sắt đốt nóng 1 hòn than rồi bỏ vào ống nghiệm.
+ Quan sát sự cháy của hòn than.
- Hiện tượng: Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.
- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.
PTHH:
2KNO3 → 2KNO2 + O2↑
C + O2 → CO2
Thí nghiệm 4: Phân biệt 1 số loại phân bón hóa học
- Tiến hành TN:
+ Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 1 loại phân bón sau: amonisunfat, kali clorua, supephotphat kép. Cho vào mỗi ống nghiệm 4-5ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết
a) TN nhận biết phân đạm amoni sunfat:
+ Lấy khoảng 1ml dung dịch mỗi loại phân vừa pha chế cho vào từng ống nghiệm.
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5ml dd NaOH rồi đun nóng nhẹ
- Hiện tượng:
+ Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.
+ Ống nghiệm có khí bay lên, khí này làm xanh quỳ tím ẩm là amoni sufat.
- Giải thích: amoni sufat phản ứng với NaOH giải phóng khí NH3
PTHH:
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
b) TN nhận biết phân kali clorua và supephotphat kép:
+ Lấy khoảng 1ml dung dịch vừa pha chế của mỗi loại phân bón còn lại
+ Nhỏ vài giọt AgNO3 vào từng ống nghiệm
- Hiện tượng:
+ Ở ống nghiệm có ↓trắng là dd KCl
+ Ống nghiệm không có ↓ là dd Ca(H2PO4)2
- Giải thích: kali clorua tạo kết tủa trắng với AgNO3
PTHH:
AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3
Ag+ + Cl- → AgCl↓
Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi.
a. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng
b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc).
a. Phương trình hóa học:
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑
b. nO2 = 0,15 mol
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑
0,3 ← 0,15 (mol)
Theo phương trình: nKMnO4 = 2nO2 = 0,3 mol
mKMnO4 = 0,3.158 = 47,4 gam.
Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.
Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch NaOH.
Al phản ứng với NaOH tạo thành dung dịch, Fe2O3 không phản ứng với NaOH.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Kết thúc phản ứng, đem lọc thu được Fe2O3 tinh khiết.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB