Bài tập xác định chất dựa vào chuỗi chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozo → X → Y→ CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. CH3CHO và CH3CH2OH

  • Câu B. CH3CH2OH và CH3CHO Đáp án đúng

  • Câu C. CH3CH2OH và CH2=CH2

  • Câu D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Giải thích:

Sơ đồ hoàn chỉnh: glucozo → CH3CH2OH → CH3CHO → CH3COOH Các phương trình phản ứng: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2; C2H5OH + CuO (t oC) → CH3CHO + Cu + H2O; CH3CHO + [O] (t oC) → CH3COOH; → B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết Phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết Phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:


Đáp án:

a) Ca3(PO4)2          +         3SiO4   +     5C       ----12000C----> 3CaSiO3  +   2P        +    5CO

b) 4P+5O2 → 2P2O5

c) P2O5 +3H2O → 2H3PO4

d) H3PO4 +3NH3 → (NH4)3PO4

e) 2(NH4)3PO4 +3H2SO4 → 3(NH3)2SO4 +2H3PO4

f) 3Ca(OH)3 +2H3PO4 → Ca3(PO4)2 +6H2O

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)? A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng. C. Cho FeO vào dung dịch HCl. D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)?


Đáp án:
  • Câu A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu C. Cho FeO vào dung dịch HCl.

  • Câu D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng khi nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng khi nào?


Đáp án:

Chiều thuận của phản ứng có tổng số mol khí giảm ⇒ muốn tăng hiệu suất thì tăng áp suất

Chiều thuận của phản ứng là chiều tỏa nhiệt ⇒ tăng hiệu suất thì giảm nhiệt độ

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A. b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.


Đáp án:

a.Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A

- Pentapeptit A gồm Gly,Ala, Val

- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val

Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối : Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val

Xem đáp án và giải thích
Xác định công thức muối của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan 1,8g muối sunfat khan của một kim loại hóa trị II trong nước, rồi thêm nước cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng với 10 ml dung dịch cần vừa đủ 20 ml dung dịch BaCl2 0,15M. Công thức hóa học của muối sunfat là:


Đáp án:
  • Câu A. CuSO4

  • Câu B. FeSO4

  • Câu C. MgSO4

  • Câu D. ZnSO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…