Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là


Đáp án:

Giải

Đặt Công thức trung bình 2 ancol là CnH2n+1OH,

Công thức trung bình 3 ete là (CnH2n+1)2O, phân tử khối trung bình 3 ete là M ba ete = 6,76/0,08 = 84,5.

Do đó: 28n + 18 = 84,5 suy ra n = 2,375.

Vì vậy, 2 ancol cần tìm là C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol).

Để đốt cháy hoàn toàn Z cần một lượng O2 đúng bằng lượng cần dùng để đốt cháy T:

C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

C3H8O + 9/2O2 → 3CO2 + 4H2

Nên ta có: 46a + 60b = 27,2 và 3a + 4,5b = 43,68/22,4 = 1,95. 

=> a = 0,2 và b = 0,3 mol. 

Gọi x, y lần lượt là số mol ancol tạo ete

=>  x + y = 2.0,08 = 0,16 (1)

ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 18.0,08 = 8,2 => 46x + 60y  = 8,2 (2)

Từ (1), (2) suy ra: x= 0,1 và y = 0,06 mol.

Do đó, hiệu suất tạo ete của X = 0,1/0,2 = 50%; của Y = 0,06/0,3 = 20%.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?


Đáp án:

Tác hại của ăn mòn kim loại:

- Phá hủy kim loại, kim loại bị mất dần các tính chất quý

- Thiệt hại về mặt kinh tế : phải thay thế nhiều chi tiết, thiết bị máy móc bị ăn mòn.

+ Cách chóng ăn mòn kim loại :

- Cách li kim loại với môi trường : dùng các chất bền vững với môt trường phủ trên bề mặt kim loại như bôi dầu, mỡ, tráng men, ...

- Dùng phương pháp điện hóa: nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn tạo thành pin điện hóa. Kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại còn lại được bảo vệ.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây sai?

Đáp án:
  • Câu A. Hàm lượng cacbon trong thép ít hơn trong gang.

  • Câu B. Nhôm là kim loại màu trắng, dẫn nhiệt tốt.

  • Câu C. Quặng hematit có thành phần chính là Fe2O3.

  • Câu D. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn, màu đỏ, không tan trong nước.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là?


Đáp án:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nkhí = 8,96/22,4 = 0,4 (mol) ; nH2S = nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol)

⇒ nFe = nH2 = 0,4 – 0,1 = 0,3 (mol) ⇒ mFe = 0,3.56 = 16,8 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Bảo toàn ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42-  (y mol). Cô cạn dung dịch X thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A.

     0,2 và 0,3        

  • Câu B.

    0,3 và 0,2           

  • Câu C.

    0,1 và 0,35

  • Câu D.

    0,4 và 0,2

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…