Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tại sao khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn?


Đáp án:

Khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn do trong xà phòng chứa NaOH, NaOH tan trong nước toả nhiệt, dung dịch NaOH có tính nhờn.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 7,80.

  • Câu B. 3,90.

  • Câu C. 11,70.

  • Câu D. 5,85.

Xem đáp án và giải thích
Đọc tên các hợp chất sau đây và cho biết số oxi hóa của clo trong từng hợp chất: Cl2O, KClO3, HClO, Cl2O3, CaCl2, HClO2, Cl2O7, Ca(ClO)2, HClO3, CaOCl2, Ca(ClO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đọc tên các hợp chất sau đây và cho biết số oxi hóa của clo trong từng hợp chất:

Cl2O, KClO3, HClO, Cl2O3, CaCl2, HClO2, Cl2O7, Ca(ClO)2, HClO3, CaOCl2, Ca(ClO3)2.


Đáp án:

Cl2O: điclo oxit

KClO: Kali clrat

 HClO: acid hypocloro

Cl2O: điclo trioxit

 CaCl2 : canxi clorua

HClO2: acid clorơ

Cl2O7: điclo heptaoxit

Ca(ClO)2: canxi hypoclorit

HClO3: acid cloric

CaOCl2: clorua vôi

Ca(ClO3)2: canxi clorat

Xem đáp án và giải thích
Muốn có đủ khí clo để tác dụng với 1,12 g Fe cần phải dùng bao nhiêu gam K2Cr2O7 và bao nhiêu mililít dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muốn có đủ khí clo để tác dụng với 1,12 g Fe cần phải dùng bao nhiêu gam K2Cr2O7 và bao nhiêu mililít dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) 



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan m gam hỗn hợp Fe, Cu (Fe chiếm 40% khối lượng ) vào 300 ml dd HNO3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,7m chất rắn vầ 1,12 lít hỗn hợp gồm NO, N2O. Cô cạn Y được bao nhiêu gam muối khan trong các giá trị sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m gam hỗn hợp Fe, Cu (Fe chiếm 40% khối lượng ) vào 300 ml dd HNO3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,7m chất rắn vầ 1,12 lít hỗn hợp gồm NO, N2O. Cô cạn Y được bao nhiêu gam muối khan trong các giá trị sau:


Đáp án:

Giải

Hướng đi thứ nhất

Ta có: mFe = m.40% = 0,4m gam

Khối lượng Fe là 0,4m và Cu 0,6m (gam)

Kim loại còn dư 0,7m > 0,6m → còn dư Fe và Cu chưa phản ứng.

Toàn bộ muối sinh ra là Fe(NO3)2

Bảo toàn nguyên tố nitơ, ta có: nHNO3 = 4nNO + 10nN2O = 0,3 mol

nNO + nN2O = 0,05 mol

→ nNO = 1/30 mol và nN2O = 1/60 mol.

BTNT nitơ nHNO3 = 2n Fe(NO3)2 + nNO + 2nN2O

=>nFe(NO3)2 = (nHNO3 – nNO – 2nN2O) : 2 = (0,3 – 1/30 – 2/60) : 2 = 7/60

Khối lượng muối khan là mFe(NO3)2 = (7/60) x180 =21 gam

=> Đáp án A.

Hướng đi thứ hai

Vì Fe còn dư nên tạo ra muối Fe(NO3)2 và Cu chưa phản ứng

M kim loại dư 0,7m là 0,6m gam Cu và 0,1m gam Fe

=>mFe phản ứng = 0,4m – 0,1m = 0,3m gam

BT e ta có: 2nFe = 3nNO + 8nN2O

2.0,3m/56 = 3/30 + 8/60

=> m = 196/9

=> nFe pư = nFe(NO3)2 = (0,3.(196/9)) : 56 = 7/60

Khối lượng muối khan là Fe(NO3)2 = (7/60) x180 =21 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…