Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.


Đáp án:

Gọi công thức của o-metylơgenol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

%O = 100% -(74,16 +7,86)% = 17,98%

⇒ x:y:z = 11:14:2

⇒ Công thức đơn giản nhất là: C11H14O2

⇒ Ta có công thức phân tử là (C11H14O2)n

Ta có: M(C11H14O2)n = 178n = 178 ⇒ n=1

Công thứ phân tử là C11H14O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch


Đáp án:

Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-

- Tiến hành TN:

    + Ống 1: Lấy dd (NH4)2CO3 cho tác dụng với dd HCl loãng, quan sát hiện tượng

    + Lần lượt cho dd (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Có khí không màu thoát ra

    + Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra

    + Ống 3: Không có hiện tượng gì

- Giải thích, PTHH:

    + Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

    + Ống 2: Có khí mùi khai do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH

    Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3            

NH4OH --t0--> NH3 + H2O

   + Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH

Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+

- Tiến hành TN:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+. Quan sát

    + Cho dd KOH (hoặc NH3) tác dụng với dd Fe3+. Để lắng kết tủa

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa

- Hiện tượng, PTHH:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu

    Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3

    + Cho dd KOH tác dụng với dd Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa trắng xanh

    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

    Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:

    2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd Cu2+

    + Thêm từ từ dd NH3 loãng

    + Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.

- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.

- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu(OH)2.

Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.

PTHH:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.

    + Thêm vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nhẹ.

- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.

- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.

PTHH:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

 

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.

Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

- Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri 72%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri 72%.


Đáp án:

Theo đề bài

⇒ Thủy phân 10 g lipid cần nNaOH = nKOH = 1,68 : 56 = 0,03 mol

⇒ Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol

⇒nC3H5(OH)3 = 1/3nNaOH = 1000 mol

BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 - 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn

⇒ mxà phòng (72%) = 1,028 : 0,72 = 1,428 tấn

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Ta có : Mg (x mol) và Fe (y mol)

Nên ta có 24x + 56y = 4,16 (1)

6 gam rắn gồm MgO, Fe2O3

Áp dụng ĐLBTNT ta có nMg = nMgO = x mol ; nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,5y mol

Ta có : 40x + 160.0,5y = 6 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,01 mol ; y = 0,07 mol

Ta có mKL = 4,16g ; mX = 5,92g => mO(X) = 5,92 – 4,16 = 1,76g

=>nO(X) = 1,76 : 16 = 0,11 mol

BTNT ta có : nH2O = nO(X) = 0,11 mol, nHCl = 2nH2O = 2.0,11 = 0,22 mol

BTNT Cl ta có: nAgCl = nHCl = 0,22 mol

m gam kết tủa gồm Ag, AgCl

BT e ta có : 2nMg + 3nFe = 2nO(X) + nAg

=> 2.0,01 + 3.0,07 = 2.0,11 + nAg

=> nAg = 0,01 mol

=> m rắn = mAg + mAgCl = 108.0,01 + 0,22.143,5 = 32,65 gam

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng) : Natri clorua. Đồng clorua. Viết các phương trình hoá học. b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng) :

Natri clorua.

Đồng clorua.

Viết các phương trình hoá học.

b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên ?


Đáp án:

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng từ (1) đến (10) .

PHẢN ỨNG HÓA HỌC Axit + Bazơ Axit + Oxit bazơ Axit + Kim loại Axit + Muối Muối + Muối Kim loại + Phi kim
NaCl x(l) x(2) 0 x(3) x(4) x(5)
CuCl2 x(6) x(7) 0 x(8) x(9) x(10)

1/ HCl + NaOH → NaCl + H2O

6/ 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O

2/ 2HCl + Na2O → 2NaCl + H2O

7/ 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

3/ 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

8/ 2HCl + CuCO3 → CuCl2 + H2O + CO2

4/ Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

9/ CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4

5/ 2Na + Cl2 → NaCl

10/ Cu + Cl2 → CuCl2

b)

Một số phản ứng hoá học không thích hợp để điều chế muối NaCl và CuCl2 :

- Kim loại Na có phản ứng với axit HCl tạo muối NaCl. Nhưng người ta không dùng phản ứng này vì phản ứng gây nổ, nguy hiểm.

- Kim loại Cu không tác dụng với axit HCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…